Tiêu dùng & Dư luận - Bán điện lãi 2.600 tỷ một năm, tại sao EVN vẫn tăng giá điện?

Năm 2016, các hoạt động sản xuất kinh doanh điện của EVN đem về khoản lãi hơn 2.600 tỷ.

Liên quan đến quyết định tăng giá điện lên 6,08% từ ngày 1/12 của bộ Công Thương chiều qua (30/11), đặc biệt trong bối cảnh báo cáo của tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết sản xuất điện lãi 2.600 tỷ, Thứ trưởng bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho hay: "Chúng tôi nghĩ rằng trong thời gian vừa qua, từ tháng 3/2015 đến nay, nghĩa là 2 năm 9 tháng, giá điện không có sự điều chỉnh, trong khi đầu vào của những thứ làm ra điện tăng rất nhiều, đặc biệt là than và nhiều yếu tố khác".

Để đưa ra được quyết định tăng giá điện vào thời điểm này đã có sự tính toán hết sức kỹ lưỡng của Chính phủ cũng như bộ Công Thương và EVN.

Tiêu dùng & Dư luận - Bán điện lãi 2.600 tỷ một năm, tại sao EVN vẫn tăng giá điện? (Hình 2).

Bộ Công Thương tổ chức họp báo về quyết định tăng giá điện lên 6%. Ảnh: Bnews.

Liên quan đến vấn đề trên, chiều cùng ngày, bộ Công Thương và EVN đã có buổi họp báo nhằm giải đáp những thắc mắc với báo giới xung quanh quyết định này.

Ông Nguyễn Anh Tuấn - Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực nhấn mạnh, bộ Công Thương đã thành lập Tổ công tác với các đại diện từ Ủy ban Kinh tế Quốc hội, Hội Điện lực, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Do đó, việc tăng giá điện hoàn toàn công khai và dựa trên báo cáo đánh giá về giá thành điện năm 2016.

Sau khi kiểm tra, Tổ công tác đã báo cáo với lãnh đạo bộ Công Thương. Cùng đó, khi kết thúc kiểm tra báo cáo giá thành, Bộ đã có thông báo gửi tới báo giới ngày 30/11. Đây là một trong những cơ sở duy nhất để quyết định tăng giá điện lần này. Phương án điều chỉnh giá điện lần này cũng đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận và là các cơ sở pháp lý quan trọng của việc kiểm tra giá bán lẻ điện.

Theo công bố của Bộ Công Thương, năm 2016, mặc dù hoạt động sản xuất kinh doanh điện năm 2016 lỗ 593 tỷ đồng tuy nhiên thu nhập từ các hoạt động có liên quan đến sản xuất kinh doanh điện trong năm 2016 là 3.251 tỷ đồng. Như vậy, tổng cộng hoạt động sản xuất kinh doanh liên quan đến điện năm 2016 của EVN lãi 2.658 tỷ đồng.

Kinh doanh có lãi nhưng vẫn tăng giá điện khiến nhiều dư luận trái chiều. 

Giải thích về điều này, đại diện Deloitte Việt Nam - đơn vị kiểm toán độc lập của EVN cho biết, thực tế trong 2 năm từ 2014 -2016, sản xuất kinh doanh điện của tập đoàn đều bị lỗ. Việc hạch toán của EVN theo chuẩn mực kế toán của Việt Nam song EVN vẫn còn treo khoảng 9.500 tỷ đồng lỗ tỷ giá và chưa được tính vào giá điện. 

"Đây là một con số rất lớn chưa được phân bổ vào giá thành điện. Theo yêu cầu thì lỗ phải đưa vào biểu giá điện ngay lập tức nhưng Chính phủ đã yêu cầu Bộ Tài chính đưa vào trong từng năm và có lộ trình cụ thể", ông Nguyễn Cường Lâm, Phó TGĐ EVN cho biết.

Khoản lỗ do chênh lệch tỷ giá trên mà đưa ngay vào giá bán lẻ điện thì gây áp lực rất lớn. Vì vậy, trong những năm trước đây, thực hiện theo yêu cầu của Thanh tra Chính phủ là giãn việc đưa chênh lệch tỷ giá vào giá điện nên lần điều chỉnh giá điện này cũng chỉ mới đưa vào một phần.

Ông Nguyễn Cường Lâm cho biết thêm: Lỗ tỷ giá thường xuyên xảy ra nên để giảm bớt áp lực tăng giá điện thì cần phân bổ tỷ giá ra các năm khác nhau.

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top