Các tín hiệu lạ phát ra từ ngôi sao giống Mặt trời có tên gọi HD 164595 cách chúng ta 95 năm ánh sáng.
Các nhà khoa học tỏ ra phấn khích khi thu được tín hiệu vô tuyến từ một ngôi sao khá giống Mặt trời. Nó có tên gọi là HD 164595, nằm trong chòm sao Hercules cách Trái đất khoảng 95 năm ánh sáng.
HD 164595 cách chúng ta 95 triệu năm ánh sáng.
Theo đánh giá của các nhà khoa học, đó có thể là kết quả của một hiện tượng tự nhiên, chẳng hạn như "vi thấu kính" tạo ra do lực hấp dẫn của ngôi sao tăng cường và tập trung tín hiệu từ các nơi khác. Giới thiên văn đã đề nghị SETI, tổ chức tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất, giám sát kỹ hơn về thông điệp này.
Các tín hiệu sóng radio thu được.
SETI sẽ dùng kính thiên văn Allen ở Bắc California và Đài thiên văn SETI Boquete ở Panama để theo dõi HD 164595. Được biết, lần phát hiện tín hiệu đầu tiên là vào ngày 15/5 năm ngoái bởi kính thiên văn RATAN-600 tại Zelenchukskaya.
SETI sẽ giám sát HD 164595.
HD 164595 thu hút sự chú ý của giới khoa học bởi ngôi sao này khá giống Mặt trời với ít nhất một hành tinh quay xung quanh. Nhiệt độ trung bình của nó nóng hơn khoảng 12 Kelvin so với Mặt trời, đồng thời trẻ hơn khoảng 100 triệu năm.
"Không ai dám chắc tồn tại một nền văn minh ngoài Trái đất nhưng nó (HD 164595) chắc chắn rất có giá trị để nghiên cứu", Gilster, nhà khoa học tại Centauri Dreams nhận định.
Post a Comment