Để giải đáp những thắc mắc của người dân, phóng viên đã tìm hiểu thêm nhiều thông tin xung quanh công nghệ dự ứng lực này. Theo đó, công nghệ sản xuất bê tông dự ứng lực mới được đưa vào sản xuất ở miền Bắc khoảng 5 năm trở lại đây. Một trong những công ty chuyển giao công nghệ sản xuất cột điện bê tông dự ứng lực này cho các nhà máy là Công ty cổ phần công nghệ Địa Phong có trụ sở tại tỉnh Hải Dương.

Trước những thắc mắc này, ông Vũ Đình Khắc, Giám đốc Công ty cổ phần công nghệ Địa Phong cho biết bà con người dân yên tâm về công nghệ mới. Ông Khắc cũng cho biết bản thân mình và các công ty sản xuất cột điện rất buồn khi những người dân nghi ngờ về chất lượng, thiết kế của những cột điện bị đổ. Tất nhiên, trong những cột điện bị đổ thì có cột điện sản xuất theo công nghệ mới, có những cột điện sản xuất theo công nghệ thông thường.

  Cột điện dự ứng lực: Áp dụng công nghệ mới là hợp xu hướng thế giới - Ảnh 1

Một góc của nhà máy chuyển giao công nghệ sản xuất dự ứng lực của Công ty cổ phần công nghệ Địa Phong.

Ông Khắc chia sẻ, sau cơn bão, có xảy ra hiện tượng cột điện đổ hàng loạt, vì thiên tai không ai xác định được sức gió hay lực tác động của nó là bao nhiêu, mức độ giật nó chỉ xảy ra tích tắc nhưng lực tác động vào chính thời điểm đó nó vượt quá mức thiết kế. Khi một cột điển đổ, lại tạo một lực giật đổ theo các cây cột điện khác trên cùng một đường dây.

Ví dụ: Trong cơn bão số 1 vừa qua, trên đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ những thanh sắt to bằng người ôm của những tấm biển quảng cáo đã bị gió quật đổ gãy gục xuống.

  Cột điện dự ứng lực: Áp dụng công nghệ mới là hợp xu hướng thế giới - Ảnh 2

Biển quảng cáo cạnh đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ bị gió mạnh giật đổ trong cơn bão số 1 vừa qua.

Trên thực tế, các cây cột điện đổ bao gồm cả các cột thường, thiên tai là một hỗn hợp lực, các tác động lực ở phía trên rất lớn khiến các cây cột điện bị gãy đôi.

Nói về quy trình sản xuất cột điện theo công nghệ mới này, ông Khắc cho biết, quy trình sản xuất cột điện mới bao gồm 2 phần:

Phần làm thép và phần làm bê tông. Tại công đoạn làm phần làm thép thì thép ở đây được sử dụng có cường độ cao. Sau đó, máy cắt thép sẽ tự động cắt thép theo lập trình của người sử dụng và sẽ cắt chuẩn tuyệt đối 100% khi đủ số lượng thì sẽ dừng lại. Sau công đoạn cắt thép là đưa lên tán để tạo mũ ở hai đầu thép, cài vào các thiết bị trên khuôn. Đưa lên giá đỡ tạo khung, ở giai đoạn này sẽ không phải hàn thép như cột bình thường, bắt buộc làm thủ công, dùng dây buộc tay. Công đoạn này có thể dùng các thiết bị máy móc để làm, tuy nhiên chi phí rất lớn nên làm thủ công. Làm xong lồng thép đưa vào nửa khuôn, cài thép đó vào đầu giá, hay gọi là neo thép trên khuôn.

Về phần bê tông, sau khi thép được đưa vào nửa khuôn, cài vào đầu giá thì sẽ rải bê tông vào đó. Bê tông được kiểm soát rất chặt chẽ. Các nhà máy đều được thử nghiệm bằng các khối bế tông, tỉ lệ rất chặt chẽ, mác 500 trở lên. Sau khi rải bê tông xong, sẽ đậy khuôn lại và đưa vào máy tạo dự ứng lực. Tăng lực xong sẽ đưa vào giàn quay bê tông tự động. Tốc độ quay vòng 400–500 vòng và khi quay tối đa sẽ đạt lên 1.600 vòng/phút. Lực li tâm, tùy thuộc vào bán kinh quay, trọng lượng. Khi bán kính quay và trọng lượng càng lớn sinh ra lực li tâm càng lớn, hệ số nén cao hơn 4 lần.

Tiếp theo cho vào sấy bằng hơi để cho thời gian kết bê tông nhanh hơn, nhanh lấy khuôn tiếp tục sản xuất để tiết kiệm chi phí sản xuất. Thời gian sấy vào mùa đông rơi vào khoảng từ 3 tiếng tới 3,5 tiếng. Ở thời điểm tháo ra đã đạt lên 350. Mùa hè thì là khoảng 2 tiếng. Nếu không sấy, mất khoảng 24 tiếng mới bóc được.

Khi được hỏi những công đoạn này làm theo tiêu chuẩn chất lượng nào thì ông Khắc cho biết, tất cả làm theo tiêu chuẩn Nhật Bản, gần đây có thị trường Trung Quốc có tiêu chuẩn GB, tuy nhiên cũng dựa trên tiêu chuẩn của Nhật Bản. Ở Việt Nam, tiêu chuẩn G47 cũng dựa theo tiêu chuẩn của Nhật Bản.

Theo ông Khắc, trên thế giới, sử dụng công nghệ dự ứng lực từ lâu. Các nước trong khu vực, đặc biệt là Thái Lan sử dung công nghệ dự ứng lực rất phổ biến. Dự ứng lực có rất nhiều lợi thế, kết cấu nhẹ, khâu vận chuyển an toàn không sợ nứt hay cong vênh. Ở miền Bắc, Công ty TNHH Đầu tư và Xây lắp Trường Sơn ở Hà Nam là một trong những công ty đầu tiên làm về dự ứng lực, sau đó có Công ty bê tông Hà Nam.

“Giờ rất khó để công ty nào đó sản xuất cột thường, cột dự ứng lực giờ rất phổ biến. Cột thường làm thủ công hết, vận chuyển rất khó, công suất rất thấp, vất vả. Phát triển công nghệ dự ứng lực bắt đầu từ 2, 3 năm nay nhưng nó đã cho thấy những ưu điểm vượt trội. Ban đầu đưa vào thị trường còn khó khăn, tuy nhiên, 5 năm trở lại đây, miền Bắc bắt đầu thay đổi, sử dụng cột điện dự ứng lực rất nhiều”, ông Khắc nói.

Theo tìm hiểu của phóng viên, được biết trong miền Nam, công nghệ mới này đã được đưa vào ứng dụng từ lâu. Bê tông dự ứng lực được sản xuất từ những năm 1970 tại các nhà máy như Bê tông Biên Hòa, Thủ Đức… Ở miền Trung, năm 2003 xây dựng nhà máy dự ứng lực đó là bê tông Tinh Phước, Bình Định, Phương Mĩnh là những đơn vị đầu tiên.

Không những thế, trên thế giới việc sản xuất các sản phẩm như trụ điện, cọc từ bê tông ly tâm, ván bê tông, tà vẹt bê tông… bằng công nghệ dự ứng lực đã có từ rất lâu. Bởi nó có nhiều ưu điểm, khắc phục được các nhược điểm của loại sản phẩm sản xuất theo công nghệ thường.

PV

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top