Có bao giờ bạn thắc mắc tại sao nham thạch trong lòng Trái Đất nóng chảy mà không làm cho vỏ Trái Đất bị tan ra không? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết này nhé!
Trong nham thạch núi lửa có một số nham thạch ở xung quanh đường đi của dòng nham thạch nóng chảy ở dưới mặt đất bị lôi cuốn vào trong quá trình dòng chảy tìm đường phun ra ở miệng núi lửa. Loại nham thạch này được gọi là "nham thạch bị bắt".
Nhiệt độ của nham thạch nóng chảy có một giới hạn nhất định.
Nhiệt độ của nham thạch nóng chảy có một giới hạn nhất định kể cả loại nhiệt độ cao nhất trong nham thạch lòng trên mặt đất cũng chỉ đến 1200 độ C. Nhiệt độ của nguồn trữ nham thạch nóng chảy dưới mặt đất chỉ cao một ít mà thôi.
Nguồn trữ nham thạch nóng chảy giống như khuôn rót đầy chất sắt ở thể lỏng khuôn đúc vậy.
Nếu đem chất lỏng rót vào trong khuôn đúc cát (cát silic chứa thạch anh là chính) tuy nó làm cho cát ở xung quanh bị chảy lỏng, nhưng lại không có được nhiệt lượng dự trữ để làm cho khuôn đúc nóng chảy đổ sập.
Dòng dung nham nóng chảy.
Nham thạch nóng chảy cũng không thể làm sập đổ vách dày của vỏ Trái Đất ở xung quanh dòng núi lửa chảy qua, nhiều nhất cũng chỉ ảnh hưởng tới nham thạch ở xung quanh làm cho những thành phần dễ nóng chảy trong đó bị hòa vào trong dòng nham thạch nóng chảy, như "nham thạch bị bắt".
Ngay cả nguồn dự trữ nham thạch nóng chảy cũng giống như nước sôi sục chảy rất ống nghiệm, chỉ ào ạt tuôn theo đường của núi lửa.
Cho nên nham thạch nóng chảy sẽ không làm cho vỏ Trái Đất tan chảy ra.
Post a Comment