Được sử dụng trong những ngành công nghiệp nặng, những cỗ máy được chế tạo với kích cỡ khổng lồ nhằm đảm trách được nhiệm vụ nặng nề, giúp thúc đẩy phát triển công nghiệp ở các quốc gia lớn trên thế giới.

Nếu bạn đi lang thang vào những công trình xây dựng, bạn có thể sẽ choáng ngợp trước những chiếc cần cẩu cao ngất hay những xe tải vật liệu khổng lồ, nhưng chúng chưa phải những cỗ máy lớn nhất.

Hầu hết những máy móc to lớn nhất hành tinh này đều vận hành ở những nơi xa khuất tầm mắt của công chúng. Những thiết bị khai thác mỏ hay những tàu máy khoan đường hầm làm việc ở sâu bên dưới lòng đất hoặc tại những nơi xa xôi hẻo lánh, trong khi những máy bay vận tải cỡ lớn cũng ít được nhìn thấy ở những đường băng đáp máy bay dân dụng.

Nói về những cỗ máy khổng lồ, ta không chỉ nói về kích cỡ to lớn của chúng. Đó có thể là robot 50 chân hay máy bán hàng tự động ba tầng. Chúng chỉ đơn giản là những phát minh cơ khí có thể hỗ trợ được một phần đáng kể sức lao động của con người, hay còn gọi là cơ bắp công nghiệp.

Sau đây là danh sách những cỗ máy lớn nhất thế giới, chúng được tạo ra để thúc đẩy phát triển sản xuất công nghiệp, nhưng không ít cuộc tranh cãi nổ ra trong quá trình thi công chúng.

Máy gia tốc hạt lớn
LHC hoạt động tại vùng giáp biên giới của Pháp và Thụy Sĩ. (Ảnh: Djandywdotcom/Flickr).

Large Hadron Collider (LHC) là máy gia tốc hạt lớn nhất thế giới hay theo một số định nghĩa thì nó cũng là máy gia tốc hạt dài nhất thế giới. Cỗ máy này bao gồm những chiếc vòng nam châm siêu hút chạy qua một đường dẫn ngầm đặt gần Geneva, Thụy Sĩ.

Tổng chiều dài của LHC là 27,4 km. Các nam châm điện đẩy các hạt đi với tốc độ gần bằng vận tốc ánh sáng, về cơ bản chúng sẽ đâm vào nhau. Để giảm ma sát, các nam châm được giữ ở nhiệt độ âm 271 độ C, lạnh hơn rất nhiều so với nhiệt độ bên ngoài vũ trụ.

Công dụng của cỗ máy này là gì? Sự va chạm giữa các hạt cho phép các nhà khoa học nghiên cứu vật lý hạt có cái nhìn sâu sắc và cụ thể hơn trong những thí nghiệm và biết được thành phần cũng như phản ứng của những hạt hạ nguyên tử.

2. Máy bán hàng tự động ở Berjaya Times Square

Máy bán hàng tự động ở Berjaya Times Square
Berjaya Times Square là tòa nhà rộng thứ chín thế giới nếu tính theo diện tích sàn. (Ảnh: Alexlky/Shuttersock).

Khu phức hợp mua sắm khổng lồ Berjaya Times Square ở Kuala Lumpur, Malaysia đã tạo ra máy bán hàng tự động lớn nhất thế giới. Vào thời điểm hoàn thành, cỗ máy này có chiều cao lên đến 9 mét và bán kính là 4,6 mét. Nó được tạo ra để kỷ niệm 10 năm khánh thành khu mua sắm này và Sách kỷ lục Guinness Thế giới cũng đã xác nhận đây là máy bán hàng tự động lớn nhất thế giới vào năm 2013.

Antonov AN-225
Chỉ riêng bộ phận hạ cánh của Antonov AN-225 đã phải dùng đến 32 bánh xe. (Ảnh: Vasilly Koba/Wikimedia Commons).

Máy bay hai tầng Airbus A380 và chiếc máy bay phản lực Boeing 747 huyền thoại là hai máy bay chở khách lớn nhất thế giới. Nhưng chiếc máy bay lớn nhất thế giới không dùng để chở người, mà nó chở hàng hóa. Chiếc máy bay sáu động cơ Antonov AN-225 là chiếc duy nhất được chế tạo và vận hành.

AN-225 được thiết kế vào những năm 1980 để vận chuyển các con tàu vũ trụ của Liên Xô sau khi nó quay về Trái Đất. Giờ đây nó là chiếc máy bay khổng lồ gắn cờ Ukraine và mang tên gọi Mriya (tạm dịch: giấc mơ), chuyên dụng để tải hàng hóa khối lượng lớn. Món hàng lớn nhất nó từng chở là một ống dẫn dầu khí nặng 247 tấn.

Chính xác thì Mriya to lớn đến cỡ nào? Bộ phận hạ cánh của nó có đến 32 bánh xe, và đường băng hạ cánh của nó là một rãnh sâu kéo dài 88 mét. Trọng lượng lớn nhất khi cất cánh là 640 tấn. Chi phí thuê mỗi giờ là 30.000 USD. Bởi vì giá thuê quá cao, cũng như những máy bay cỡ nhỏ có thể hoàn thành được công việc vận tải hàng hóa, nên Mriya dành phần lớn thời gian nằm "nghỉ ngơi" trong một bãi đỗ ở sân bay Gostomel thuộc Ukraine.

Kính thiên văn Fast
Mô hình trưng bày của FAST tại một triển lãm. (Ảnh: Wikimedia Commons).

FAST hay Five-hundred-meter Aperture Spherical Telescope, Kính thiên văn Mặt cầu Khẩu độ Năm trăm mét. Đây là đài quan sát khổng lồ được đặt trong một vùng thung lũng ở tỉnh Quý Châu, thuộc khu vực phía tây bắc hẻo lánh của Trung Quốc. Tên gọi trong tiếng Trung là Tainyan (Thiên Nhãn), nó là kính viễn vọng vô tuyến lớn nhất thế giới có gương kính được ghép lại. Theo như tên gọi viết tắt của nó, đường kính của kính là 500 mét.

FAST mất 5 năm để thiết kế và xây dựng. Nó bắt đầu hoạt động từ năm 2016 và nhanh chóng có được những khám phá khoa học đầu tiên, đài quan sát này đã phát hiện được hai ngôi sao mới chưa từng biết đến trước đây ngay sau khi đi vào hoạt động chính thức. Một trong hai ngôi sao này là sao lùn trắng nằm cách Trái Đất 16.000 năm ánh sáng.

5. La Princesse

La Princesse
Với đội ngũ 12 người cùng vận hành, La Princesse là cỗ may lớn nhất được dùng trong ngành giải trí. (Ảnh: Spider/Wikimedia Commons).

La Princesse là một cỗ máy khổng lồ khác nhưng được dùng trong ngành giải trí chứ không phải sản xuất công nghiệp. Nó là nỗi kinh hoàng với những người sợ nhện, vì bản thân nó là một con nhện máy cao 15 mét. Ngoài việc rất cao, nó cũng rất nặng, khối lượng của nó lên đến 40,5 tấn.

Hệ thống thủy lực trong các chân giúp robot có thể di chuyển thoải mái ở mọi tư thế và hướng đi, nhưng chỉ với tốc độ 3,2 km/giờ. Cấu tạo gồm 50 trục chuyển động, khiến phải có ít nhất 12 người cùng kiểm soát tại bất kỳ thời điểm nào nó vận hành. Robot nhện này được thiết kế bởi công ty sản xuất của Pháp là La Machine và được ra mắt tại Liverpool, Anh Quốc cách đây một thập niên.

MOL Triumph
Mặc dù MOL Triumph là con tàu thủy dài nhất thế giới, nhưng nó không chở hàng nhiều như những con tàu thủy to lớn khác. (Ảnh: Kees Torn/Wikimedia Commons).

Nhà đóng tàu thủy Samsung Heavy Industries của Hàn Quốc đã cho ra mắt con tàu MOL Triumph vào năm 2017 vừa qua. Theo dự kiến, công ty này sẽ cho ra mắt thêm 5 con tàu nữa trong tương lai gần cũng với kích cỡ vô cùng khủng khiếp.

Hiện tại, MOL Triumph sẽ hoạt động ở Quần đảo Marshall và do hãng vận tải Mitsui O.S.K. Lines của Nhật Bản điều hành. Với chiều dài 400 mét, nó còn cao dài hơn cả Tòa nhà Empire State ở New York.

Phạm vi hoạt động trên những vùng biển thuộc cả Châu Âu và Châu Á, nhưng Triumph không phải là tàu chở hàng chuyên chở tải trọng lớn nhất (nếu nói theo cách này, thì tàu Orient Overseas Container Line của Hong Kong mới là nhà vô địch). Trọng tải lớn nhất của MOL Triumph là 210.000 tấn.

7. Taisun Crane

Taisun Crane
Cầu trục lớn nhất thế giới nằm tại một xưởng đóng tàu ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. (Ảnh: Haakman/Wikimedia Commons).

Taisun (Thái Sơn) hiện là chiếc cầu trục lớn nhất thế giới. Nó hoạt động tại một xưởng đóng tàu thuộc sở hữu của công ty Yantai Raffles, ở thành phố cảng Yên Đài, miền đông bắc Trung Quốc.

Chiếc cầu trục này có giới hạn tải tối đa là 22.046 tấn. Nó được đặt theo tên của một ngọn núi lớn ở Sơn Đông, cũng cho thấy sự vĩ đại của nó. Kỷ lục từng được thực hiện với chiếc cẩu này là nâng lên một chiếc sà lan nặng 22.192 tấn (vượt hơn giới hạn của nó một chút).

Taisun được sử dụng để thúc đẩy nhanh quá trình đóng tàu, bởi khi nó nâng các chi tiết của tàu lên, nhiều người sẽ cùng nhau thi công nhiều bộ phận khác của tàu. Rút ngắn thời gian đóng tàu đồng nghĩa với việc chi phí đóng tàu sẽ thấp hơn. Cũng như, việc này giúp người lao động có thể làm việc trên cao an toàn mà không cần phải leo giàn khoan.

8. Overburden Conveyor Bridge F60

Overburden Conveyor Bridge F60
Cầu vận chuyển F60 có thể nâng lên cùng lúc một khối lượng là 13.500 tấn. (Ảnh: Wikimedia Commons).

Đây là cầu vận chuyển được sử dụng ở Đức để khai thác bề mặt. Thế hệ cầu vận chuyển này to lớn hơn cả Tháp Eiffel lừng danh của Pháp. Những cỗ máy vận chuyển này được sử dụng chủ yếu để khai thác than nâu từ các mỏ lộ thiên ở Lusatia, một vùng thuộc Đông Đức gần biên giới Ba Lan.

Belaz 75710
Chiều rộng mặt sàn của chiếc xe này lên tới 20,7 mét. (Ảnh: LeitWoft/Shuttersock).

Chiếc xe tải hạng nặng này được chế tạo ở Belarus bởi nhà sản xuất cơ khí Belaz, có dung tích lớn hơn bất kỳ xe tải nào khác trên thế giới. Dĩ nhiên nó cũng là phương tiện giao thông lớn nhất thế giới, với chiều cao 8,2 mét (cao bằng ba tầng nhà) và rộng 20,7 mét. Với khối lượng 386 tấn và có thể kéo đi một vật nặng 496 tấn. Với những số đo khủng khiếp như vậy, nó dĩ nhiên không thể chạy bằng động cơ đơn thì, nó có hai động cơ chạy bằng diesel được hỗ trợ bởi nhiều tay lái điện và tám bánh xe (bốn bánh mỗi trục).

Vận tốc cao nhất mà Belaz 75710 có thể đạt được là 64,3 km/giờ, nhưng bình thường tốc độ này chỉ là 40 km/giờ. Tại sao chúng ta lại cần một chiếc xe lớn như vậy? Những chiếc xe siêu tải thế này là những người vận chuyển siêu hạng, thường được sử dụng trong ngành khai thác mỏ cũng như được sử dụng để vận chuyển vật tư cho những công trình xây dựng lớn.

10. Bertha

Bertha
Bề mặt phía ngoài cùng của máy khoan Bertha, với đường kính 17,4 mét, nó đang được sử dụng để đào một đường hầm bên dưới Seattle. (Ảnh: Jay Inslee/Flickr).

Lần đầu được vận hành vào năm 2013 và được chế tạo bởi một xưởng cơ khí Nhật Bản, chiếc máy khoan dài 99 mét và nặng 6.700 tấn này có thể đào 2,7 km chiều dài dưới mặt đất chỉ trong một tích tắc. Dự án đường hầm Route 99 ở bang Washington nhằm giúp chia sẻ bớt lưu lượng giao thông, được hoàn thành chỉ trong hai năm.

Mặc dù có thể khoan xuyên đá cứng, nhưng mũi khoan này lại chào thua trước kim loại. Trong thời gian thực hiện Route 99, cỗ máy khoan này đã phải tạm ngừng trong hai năm để nhóm thi công tiến hành di dời một ống thép có đường kính 20 cm cắt ngang đường.

Vì sự cồng kềnh, nên Bertha không bao giờ được vận chuyển nguyên chiếc mà phải tháo dỡ thành từng bộ phận rồi lắp ráp lại khi cần sử dụng. Nếu bạn không ở trong tổ thi công, bạn sẽ không bao giờ thấy được nó vì Bertha "giành cả tuổi thanh xuân" để làm việc bên dưới lòng đất.

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top