Trong hàng trăm nhà đầu tư tham gia mua cổ phần Hapro, có ba nhà đầu tư đặt mua tổng cộng hơn 31 triệu CP với cùng mức giá 12.800 đồng/CP, "chốt hạ" phiên đấu giá sáng 30/3.

Sáng 30/3, sau hơn 2 tiếng, phiên đấu giá bán cổ phần của công ty mẹ - Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) tại sở GDCK Hà Nội (HNX) đã diễn ra thành công.

Sau phiên đấu giá, toàn bộ 75.926.000 cổ phần (gần 76 triệu cổ phần) Hapro được bán cho nhà đầu tư với tổng giá trị cổ phần đạt hơn 980 tỷ đồng.

Mức giá trúng bình quân là 12.908 đồng/cp, giá trúng thấp nhất là 12.800 đồng/cp, mức giá trúng cao nhất là 20.000 đồng/cp.

Đầu tư - Ba đại gia chi hơn 273 tỷ đồng mua cổ phần 'bom tấn' Hapro

Kết quả đấu giá cổ phần Hapro sáng 30/3. (Ảnh: NDH)

Phiên đấu giá đã thu hút 346 nhà đầu tư, trong đó chỉ có 2 NĐT tổ chức và 334 NĐT cá nhân.

Khối lượng đặt mua cao nhất trong phiên đấu giá hôm nay là lệnh đặt mua 10,89 triệu cổ phần, với giá mua 12.800 đồng/CP. Bên cạnh đó, hai lệnh đặt mua cùng ở mức giá trên với khối lượng lớn là 10,58 triệu và 10 triệu CP.

Như vậy, đã có 3 nhà đầu tư chi tổng cộng gần 273 tỷ đồng để sở hữu lượng lớn cổ phần tại Hapro sau cổ phần hóa.

Trước đó, như báo Người Đưa Tin đã đưa, Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) địa chỉ tại số 38 - 40 Lê Thái Tổ, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Ngành nghề kinh doanh chính bao gồm bán buôn thực phẩm, bán buôn đồ uống, bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác.

Sau khi cổ phần hóa, vốn điều lệ dự kiến của Hapro là 2.200 tỷ đồng.

Điểm hấp dẫn nhất của Hapro đối với các nhà đầu tư là quỹ "đất vàng" đang quản lý và sử dụng. Có thể kể đến như mảnh đất tại số 38-40 Lê Thái Tổ của công ty mẹ Hapro, mảnh đất số 12-14 Tràng Thi của công ty con là công ty CP Thương mại và Dịch vụ Tràng Thi, khu đất số 1-6 Lê Thái Tổ của công ty CP Dịch vụ Thủy Tạ, hay số 11B Tràng Thi của công ty con là công ty XNK Thủ công Mỹ nghệ và Du lịch Thương nhân Hapro..

Theo bản công bố thông tin, Hapro hiện quản lý 183 cơ sở nhà đất. Mới đây nhất, qua quá trình kiểm tra địa điểm kinh doanh của TCT, UBND TP.Hà Nội đã quyết định thu hồi 63 địa điểm không nằm trong phương án sản xuất kinh doanh của Hapro.

Đầu tư - Ba đại gia chi hơn 273 tỷ đồng mua cổ phần 'bom tấn' Hapro (Hình 2).

Sau cổ phần hóa, Hapro phải tiếp tục sử dụng các địa điểm "đất vàng" vào mục đích thương mại, dịch vụ.

Tổng công ty Thương mại Hà Nội còn lại 114 địa điểm, trong đó có 96 địa điểm tại Hà Nội và 18 địa điểm tại các thành phố khác. Trong 96 địa điểm có 32 địa điểm là nhà, đất thuê của thành phố, 64 địa điểm là nhà đất là tài sản của Tổng công ty.

Ông Vũ Thanh Sơn, Tổng giám đốc Hapro cho biết, tổng công ty có nhiều địa điểm nhưng đa phần diện tích nhỏ, là cửa hàng, đang được sử dụng phục vụ sản xuất kinh doanh là làm kho hàng, nhà máy, làm siêu thị, trung tâm thương mại và cửa hàng chuyên doanh.

Sau cổ phần hóa, các địa điểm vẫn phải sử dụng vào mục đích thương mại dịch vụ. UBND thành phố Hà Nội đã giao các sở, ban, ngành kiểm tra giám sát.

“Ngành nghề kinh doanh chính của Tổng công ty là xuất khẩu và chuỗi cửa hàng, siêu thị. Sau cổ phần hóa, phương án sản xuất kinh doanh của công ty cũng đẩy mạnh phát triển hai mảng này. Quỹ đất của Tổng công ty vẫn được sử dụng làm siêu thị, cửa hàng bán lẻ” – ông Sơn nói.

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top