Mảng kinh doanh vàng mã, giấy đế đang giúp một số doanh nghiệp có doanh thu lên đến 150-500 triệu đồng mỗi ngày.

Căn cứ theo số lượng giấy đăng ký kinh doanh thì hiện trên cả nước có khoảng trên 40 cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vàng mã, giấy đế (một loại giấy cúng thần được người dân thị trường nước ngoài dùng). Tuy nhiên, hầu hết đều là các cơ sở sản xuất hoặc doanh nghiệp tư nhân, chỉ một vài trong số này là doanh nghiệp có quy mô.

Tiêu dùng & Dư luận - Hốt bạc tỷ mỗi ngày nhờ thói quen đốt “tiền” của người dân

Nhiều doanh nghiệp kiếm bộn tiền nhờ sản xuất kinh doanh vàng mã

Một số  doanh nghiệp có quy mô, đăng ký ngành nghề kinh doanh đang sản xuất vàng mã phần lớn đều có kết quả kinh doanh tốt, thậm chí niêm yết trên sàn với doanh thu hàng trăm triệu mỗi ngày.

Nổi bật trong số này phải kể tới công ty Cổ phần Lâm Nông sản Thực phẩm Yên Bái (CAP), công ty Cổ phần Hàng Kênh, Công ty cổ phần Tập đoàn Hapaco…

Năm 2017, mảng kinh doanh độc đáo là vàng mã, giấy đế mang về cho Công ty Cổ phần Thực phẩm Yên Bái tới 168 tỷ đồng, tăng 9% so với năm trước. Mảng kinh doanh này hiện đóng góp 62% tổng doanh thu của công ty.

Bình quân mỗi ngày, Thực phẩm Yên Bái thu về tới gần 500 triệu đồng chỉ từ bán vàng mã, giấy đế. Những năm trước đó, doanh thu từ vàng mã đóng góp tới 40-50% tổng doanh thu công ty.

Cũng "hốt bạc" từ vàng mã, giấy đế là Công ty cổ phần Tập đoàn Hapaco. Năm 2017, lãi ròng của công ty này là 13,6 tỷ đồng. Đóng góp không nhỏ cho kết quả kinh doanh của Hapaco là từ mảng kinh doanh, in ấn vàng mã xuất khẩu.

Chưa công bố kết quả kinh doanh năm 2017 nhưng các năm trước đó, báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Hàng Kênh cũng cho thấy doanh nghiệp này thu về hàng trăm tỷ đồng mỗi năm từ vàng mã, giấy đế.

Cụ thể, năm 2016, Hàng Kênh có 443 tỷ đồng doanh thu và 34 tỷ đồng lãi trước thuế. Riêng doanh thu từ xuất khẩu hơn 5.590 tấn giấy đế là 56,2 tỷ đồng. Tính ra mỗi ngày, mảng kinh doanh vàng mã, giấy đế đem về cho Hàng Kênh trên 153 triệu đồng. Lợi nhuận của phần kinh doanh giấy đế của Hàng Kênh trong năm 2016 lên đến 13 tỷ đồng.

Nhìn vào cơ cấu doanh thu của các doanh nghiệp nói trên có thể thấy vàng mã và giấy đế đóng góp tương đối nhiều, thậm chí lấn át cả các ngành nghề kinh doanh khác

Doanh thu từ vàng mã, giấy đế là nguồn thu chính đóng góp 62% tổng doanh thu của công ty Thực phẩm Yên Bái,

Trong cơ cấu doanh thu của Hapaco năm 2017, vàng mã xuất nhập khẩu cùng với các sản phẩm giấy khác là nguồn thu chính đóng góp tới 99% vào tổng doanh thu tập đoàn.

Còn tại Hàng Kênh, cơ cấu doanh thu năm 2016 của doanh nghiệp này có đến gần 13% đến từ vàng mã, giấy đế.

Ngoài các công ty quy mô nói trên, vàng mã còn được sản xuất nhiều tại một nơi được coi là “đại công trường” sản xuất đồ phục vụ người âm, đó là xã Đông Hồ, huyện Thuận Thành, Bắc  Ninh.

Trước  đây, Đông Hồ là “thủ phủ” của một dòng tranh dân gian độc đáo, song về sau tranh Đông Hồ cứ thế bị mai một dần nhường chỗ cho các cơ sở sản xuất vàng mã, hiện vật cúng tế người âm như ngựa, xe, quần áo... cung cấp cho cả thị trường trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài.

Tiêu dùng & Dư luận - Hốt bạc tỷ mỗi ngày nhờ thói quen đốt “tiền” của người dân (Hình 2).

Sản xuất vàng mã tại làng Đông Hồ, Thuận Thành, Bắc Ninh

Dịp này, các xưởng đang tất bật chuẩn bị vàng mã phục vụ Rằm tháng Giêng - một trong 2 thời điểm tiêu thụ nhiều vàng mã nhất trong năm.

Gia đình anh Nguyễn Hiển hiện sản xuất mặt hàng nhìn nhân và ngựa giấy tại đây cho biết mọi công việc vẫn diễn ra bình thường, ngày nào cũng có nhiều xe tải tới chuyển hàng.

“Những dịp như Rằm tháng Giêng hay tháng 7 Âm lịch, trung bình mỗi ngày có tới cả tỷ tiền hàng được xuất bán”, anh Hiển chia sẻ. Nói về đề xuất cấm đốt vàng mã, chủ cơ sở này bày tỏ nếu đề xuất được thông qua, các hộ gia đình sẽ bị ảnh hưởng.

Theo anh, đề xuất cấm đốt vàng mã nếu được áp dụng sẽ ảnh hưởng đến chính các hộ gia đình. "Có người so đốt vàng mã với đốt pháo là không ổn vì nguy cơ cháy nổ từ hai hình thức là khác nhau. Bảo là tốn kém chứ mỗi một năm cũng chỉ chi ra từ vài chục cho tới vài trăm nghìn là cùng", anh phân trần.

Có thể nhận thấy, Việt Nam là một quốc gia có nhiều đền chùa miếu phủ với mật độ lễ hội dày đặc trong năm, nếu mỗi gia đình mỗi dịp lễ này “đốt” đi vài chục đến vài trăm nghìn thì số tiền thực bị ném vào lửa hàng năm tuy không thống kê được nhưng chắc chắn là một con số khổng lồ.

Vinh Phan (t/h)

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top