Ngày 30/9, các nhà khoa học cho biết một trong những dấu chân khủng long lớn chưa từng thấy đã được phát hiện tại sa mạc Gobi của Mông Cổ.

Phát hiện này đã mở ra một manh mối mới về loài động vật khổng lồ từng thống trị Trái Đất hàng triệu năm trước đây.

Dấu chân khủng long khổng lồ.
Dấu chân khủng long khổng lồ. (Nguồn: phys.org).

Một nhóm nhà nghiên cứu đến từ Nhật Bản và Mông Cổ đã phát hiện ra dấu chân khủng long khổng lồ dài 1,06m và rộng 0,77m trong sa mạc Gobi rộng lớn của Mông Cổ.

Theo các thành viên trong nhóm đến từ Đại học Khoa học Okayama của Nhật Bản, dấu chân này có thể là của loài khủng long Titanosaur cổ dài ăn cỏ, có thân hình dài hơn 30​m và cao 20m.

Những hóa thạch lớn này đã được phát hiện hồi tháng 8 tại tầng địa chất trong sa mạc được hình thành cách đây từ 70-90 triệu năm vào cuối kỷ Phấn trắng.

Đại học Khoa học Okayama tham gia nghiên cứu với Viện Khoa học Mông Cổ cho biết đây là một phát hiện hiếm có bởi dấu chân hóa thạch này được giữ trong tình trạng rất tốt với các vết hằn của bộ móng.

Hiện các nhà khoa học đang rà soát khu vực này để tìm kiếm những hóa thạch khác của khủng long.

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top