Không chỉ biết mơ, vẽ tranh hay đánh cờ thắng con người mà bây giờ trí thông minh nhân tạo của Google còn có thể tự thiết lập nên cơ chế mã hóa bảo vệ mà không cần bất cứ sự can thiệp nào từ con người. Dù trước đó AI vẫn chưa được "dạy" thuật toán mã hóa nhưng bằng cách sử dụng công nghệ Machine Learning, chúng vẫn có thể tự phát triển nên cơ chế bảo mật cho bản thân. Hiện các thuật toán của chúng vẫn còn khá cơ bản so với trình độ của con người nhưng Google gọi đây là một bước tiến lớn đối với công nghệ AI.

Trong thử nghiệm, 2 nhà nghiên cứu của Google là Martín Abadi và David G. Andersen đã tạo nên 3 mạng nơron nhân tạo đặt tên lần lượt là Alice, Bob và Eve. Sau đó thử nghiệm được đặt ra là Alice gửi thư cho Bob và mã hóa thông tin trong thư, Eve cố gắn giải mã. Lần lượt mỗi AI đều "gửi thư" và xây dựng phương thức bảo mật cho nội dung bên trong đó. Để đảm bảo tính bảo mật của nội dung, Alice đã chuyển các từ ngữ thành một đoạn văn tối nghĩa để bất kỳ ai, bao gồm cả Eve cũng không thể hiểu được. Chỉ có Bob mới có thể đoán được các nội dung tối nghĩa mà Alice gửi, đồng thời cả 2 đã quy định với nhau trước về một số chìa khóa gợi ý, trong khi Eve thì không hề có quyền truy cập vào.

AI của Google có thể tự thiết lập nên cơ chế mã hóa bảo vệ.
AI của Google có thể tự thiết lập nên cơ chế mã hóa bảo vệ.

Về cơ bản, khả năng bảo mật thông tin trong các tin nhắn của hệ thống mạng nơ ron nhân tạo là khá kém. Tuy nhiên, khi được thực hành nhiều lần, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng Alice đã dần dần phát triển được chiến lược mã hóa của riêng mình và Bob cũng bắt hình thành nên cách giải mã hiệu quả. Nhóm nghiên cứu cho biết trong thử nghiệm, họ đã lặp đi lặp lại thử nghiệm này khoảng 15.000 lần và Bob có thể chuyển toàn bộ những đoạn văn tối nghĩa của Alice gửi thành văn bản có nghĩa. Trong khi đó thì Eve cũng "học" được cách giải mã và nó có thể đoán được 8 trên 16 bit hình thành nên tin nhắn. Tuy nhiên do mỗi bit chỉ có 2 giá trị 0 hoặc 1 nên tỷ lệ này vẫn là ngẫu nhiên.

Nhóm nghiên cứu cho biết rằng hiện họ vẫn không hiểu được chính xác cách hoạt động của kỹ thuật mã hóa này là gì. Nguyên nhân là do machine learning có khả năng cung cấp giải pháp nhưng việc hiểu làm thế nào nó đưa ra được điều đó là không dễ dàng. Bởi thế, người ta vẫn chưa thể đảm bảo tính an toàn khi áp dụng thuật toán mã hóa do AI tạo ra. Nói cách khác thì những ứng dụng thực tiễn của công nghệ này vẫn còn khá hạn chế. Joe Sturonas, giám đốc hãng mã hóa PKWARE nhận định rằng: "Máy tính với các mạng lưới thần kinh mới hình thành trong những năm gần đây và chúng ta chỉ mới ở giai đoạn bắt đầu".

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top