Theo truyền thông Nga, máy bay của nước này đã sử dụng loại tên lửa hành trình tầm xa có tên Raduga Kh-101 trong đợt không kích mới đây vào ngày 17/11 vừa qua.
Không quân Nga mới đây tiếp tục gây sốc cho phương Tây trong chiến dịch không kích tổ chức khủng bổ Nhà nước Hồi giáo IS tại Syria vào rạng sáng ngày 17-11.
Được biết rất có thể quân đội Nga đã thử nghiệm tính năng các tên lửa hành trình tầm xa và siêu xa là Kh-555 và Kh-101 ở Syria. Loại tên lửa này có khả năng tàng hình và mới được biên chế vào không quân Nga trong thời gian gần đây.
Theo truyền thông Nga, 12 máy bay ném bom chiến lược của nước này (có thể là Tu-160 và Tu-95) đã sử dụng loại tên lửa hành trình mới, chưa từng được trưng bày tại bất kì triển lãm nào, trong đợt không kích vào các mục tiêu của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS ở Syria vào ngày 17-11 vừa qua.
Nga chưa từng trưng bày tên lửa Kh-101 ở bất kì triển lãm nào |
Kh-101 là loại tên lửa hành trình chiến lược của Nga có tính năng rất cao, được phát triển bởi phòng thiết kế Raduga. Kh-101 có thể mang đầu đạn nặng 400 kg và tầm bắn lên đến 9.600 km.Tên lửa Kh-101 có sai số mục tiêu chỉ 10m, có khả năng bắn trúng các loại mục tiêu kích thước chỉ 2-3m, bao gồm cả muc tiêu di động.
Dòng tên lửa này được trang bị động cơ phản lực nhiên liệu rắn RD-95TM-300, lực đẩy là 360 kgf, hoặc 500 kgf. Tên lửa có thể bay liên tục 10 giờ với tốc độ hành trình cận âm (khoảng 0,7Mach), tốc độ cao nhất 250-270 m/s. Nó bay ở độ cao cao nhất là 6.000m, thấp nhất từ 30 đến 70 m.
Máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS mang tên lửa hành trình Kh-101 trên cánh |
Kh-101 có chiều dài 7,6 m; Sải cánh 4,4 m; Đường kính 0,75 m. Tên lửa Kh-101 có trọng lượng khoảng 2.400 kg, khối lượng đầu đạn của tên lửa tới 400 kg, vì thế uy lực sát thương của nó rất cao. Đạn Kh-101 có 2 đầu đạn thứ cấp là đầu đạn tấn công xuyên phá động năng và đầu đạn kiểu cát-xet (phân mảnh).
Kh-101 có cấu trúc hệ thống dẫn đường quán tính tích hợp hệ thống định vị vệ tinh GLONASS của Nga, giai đoạn tấn công mục tiêu sau cùng sử dụng hệ thống dẫn đường quang-ảnh so sánh (tương tự như hệ thống quang ảnh trên tên lửa Tomahawk), tấn công chính xác mục tiêu cố định.
Bề ngoài tên lửa giống như một máy bay nhỏ, mặt cắt ngang dẹt, thiết kế theo công nghệ stealth giảm tối đa độ phản xạ hiệu dụng, chỉ bộc lộ 0,01 m2.
Với sức mạnh của tên lửa Kh-101, khi trang bị trên các oanh tạc cơ Tu-160 Blackjack và Tu-95MS Bear có tầm bay từ 12.500 và 15.000km sẽ có tầm tấn công lớn hơn cả những tên lửa đạn đạo liên lục địa khủng nhất hiện nay.
Với sức mạnh của tên lửa Kh-101, khi trang bị trên các oanh tạc cơ Tu-160 Blackjack và Tu-95MS Bear có tầm bay từ 12.500 và 15.000km sẽ có tầm tấn công lớn hơn cả những tên lửa đạn đạo liên lục địa khủng nhất hiện nay.
Với sức mạnh mà tên lửa Kh-101 sở hữu khiến cho tên lửa hành trình tiên tiến nhất của Mỹ là AGM-129 có tầm bắn trên 3.000km trở nên vô nghĩa.
Không quân Mỹ cho biết, tên lửa AGM-129 được thiết kế khí động học của tên lửa AGM-129 kết hợp với vật liệu hấp thụ sóng radar và một số tính năng khác khiến nó gần như vô hình trước radar quan sát.
Hiện nay, Quân đội Mỹ đang có khoảng 460 tên lửa hành trình tối tân AGM-129 có khả năng mang theo đầu đạn thông thường và cả hạt nhân. Tuy nhiên khi phải đối đầu với Kh-101, tên lửa AGM-129 sẽ trở nên vô dụng bởi sức mạnh mà Kh-101 sở hữu. Hiện tại quân đội Mỹ không sử dụng loại tên lửa này nữa. Tên lửa AGM-129 có khả năng tàng hình và phạm vi hoạt động 3.700 km.
Tên lửa AGM-129 gắn trên máy bay ném bom B-52 của Không quân Mỹ |
Mỹ cũng sở hữu nhiều loại tên lửa hành trình tương tự. Loại phổ biến nhất là tên lửa hành trình Tomahawk. Quân đội Mỹ đã sử dụng tên lửa Tomahawk ở cả hai cuộc chiến vùng Vịnh và bắn phá các mục tiêu tại Afghanistan, vùng Balkan, Libya, Yemen và gần đây nhất chính là Syria.
Không quân Mỹ hiện đang phát triển tên lửa tầm xa LRSO được cho là có tính năng tương đương hai loại tên lửa mới của Nga.
Trang Vũ (Tổng hợp)
Nguồn : Người đưa tin
Post a Comment