Theo báo cáo mới nhất của CBRE thì tương lai của các phân khúc bán lẻ cao cấp tại châu Á Thái Bình Dương sẽ có nhiều thay đổi, nhu cầu mới đang điều chỉnh các yêu cầu của người thuê, cho thấy rằng trong khi nhu cầu về phân khúc bán lẻ cao cấp trong khu vực đang chững lại, thì đồng thời một xu hướng mới đang được hình thành và trở thành sự kích cầu chắc chắn trong những năm sắp tới.
Tại Việt Nam, các phân khúc thị trường bán lẻ cao cấp hiện đang chiếm khoảng 44%. |
Sự quảng cáo quá tải của các thương hiệu lớn hình thành nhu cầu tìm kiếm sự khác biệt. Cùng với đó các thương hiệu sang trọng vừa túi tiền có nhu cầu thuê mặt bằng cao.
Hầu hết các nhà bán lẻ cao cấp đang hình thành tại châu Á Thái Bình Dương, tại hai thị trường chính đó là Trung Quốc 89% và Hồng Kông 81%. Tuy nhiên, sau nhiều năm phát triển nhanh chóng, hai thị trường này cũng đang dần đạt tới điểm bão hòa.
"Phân khúc bán lẻ cao cấp chiếm một phần ba doanh số bán hàng trên toàn cầu trong năm 2014, khu vực châu Á Thái Bình Dương là một khu vực quan trọng cho các thương hiệu cao cấp quốc tế với các thị trường trọng điểm như Trung Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc và Đài Loan. Tuy nhiên, giai đoạn phát triển mạnh của các nhà bán lẻ cao cấp tại khu vực này đang dần đi đến hồi kết", nhận xét của Tiến sĩ Henry Chin, Trưởng phòng Nghiên cứu, CBRE châu Á Thái Bình Dương.
"Sự bão hòa quá mức, chi phí tăng, doanh thu giảm, đặc biệt ở Hồng Kông do nền kinh tế đang bị chững lại tại Trung Quốc, đã khiến các nhà bán lẻ phải chú ý tới việc củng cố lại các hệ thống cửa hàng hiện có và kìm tốc độ mở rộng vào các thị trường mới để tập trụng vào hiệu suất điều hành", Tiến sĩ Chin chia sẻ.
CBRE đã xác định được ba xu hướng mới sẽ làm giảm được các ảnh hưởng tiêu cực đồng thời làm tăng nhu cầu mới cho thị trường bán lẻ.
"Cùng với sự phát triển của các xu hướng mới này, nhu cầu về thuê mặt bằng bán lẻ cũng tăng theo", ông Joel Stephen, Giám đốc cấp cao, trưởng bô phận đại diện nhà bán lẻ của CBRE châu Á, cho biết.
Xu hướng đầu tiên là các thương hiệu cao cấp vừa túi tiền: Thường được gọi là các thương hiệu "cầu nối", các nhà bán lẻ thuộc phân khúc này, ví dụ như Michael Kors, đưa ra sản phẩm chất lượng cao có tên tuổi nhưng với mức giá thấp hơn hẳn so với các thương hiệu cao cấp đứng đầu khác. Có một vài thương hiệu cao cấp đã nổi tiếng từ khá lâu trong khu vực đang đối diện với nguy cơ bị nhàm chán, khiến cho các khách hàng bắt đầu cảm thấy muốn đi tìm các thương hiệu có sự khác biệt.
Tiếp theo đó khu vực ăn uống ngay trong cửa hàng: Trong những năm gần đây rất nhiều các thương hiệu thời trang cao cấp bắt đầu mở rộng lĩng vực kinh doanh của mình, bằng việc kết hợp với các ngành ăn uống, ví dụ nhà hàng 1921 của Gucci tại Thượng Hải, cafe Dior của Pierre Herme trên tầng cao nhất của cửa hàng Dior ở Seoul, những thương hiệu này đang mở rộng tên tuổi của họ ra khỏi lĩnh vực thời trang và hướng tới việc gắn liền hơn với phong cách sống. Với việc kết hợp khu vực đồ ăn và thức uống vào các cửa hàng, các nhà bán lẻ cao cấp mang tới cho khách hàng của họ nhiều trải nghiệm và tiện ích hơn, vừa mua sắm kết hợp thư giãn và gặp gỡ, tán gẫu cùng bạn bè.
Cuối cùng là sự phát triển của thời trang trẻ em cao cấp: Theo con số thống kế tính đến hết năm 2014, thì ở khu vực châu Á Thái Bình Dương có khoảng 807 triệu người trong độ tuổi 14, chiếm 20% trên tổng dân số, điều này hứa hẹn một cơ hội lớn cho sự phát triển ở phân khúc thời trang trẻ em cao cấp. Sự xuất hiện của các thương hiệu cao cấp ở phân khúc này được chào đón từ phía các chủ cho thuê, họ kì vọng các chủ cửa hàng bán lẻ sẻ mở rộng không gian cửa hàng cho khu vực đồ chơi, nhà sách, và khu vui chơi để thu hút và giữ chân các khách hàng, đồng thời cạnh tranh với các thương hiệu bán lẻ trực tuyến.
Bên cạnh đó các nhà bán lẻ cao cấp điều chỉnh yêu cầu về mặt bằng bất đông sản.
Những xu hướng mới trong phân khúc bán lẻ, cùng với sự thay đổi về mô hình du lịch, và đà phát triển chững lại của thị phần bán lẻ cao cấp trong khu vực đã khiến các nhà bán lẻ phải cân nhắc lại các yêu cầu về mặt bằng, họ đề ra những yêu cầu mới và trong một số trường hợp, nhu cầu mặt bằng cũng dần giới hạn lại.
"Khách du lịch thích mua sắm các mặt hàng cao cấp tại các nước châu Âu và Nhật Bản hơn thay vì ở Trung Quốc đại lục như trước đây. Sự thay đổi này khiến các nhà bán lẻ phải cân nhắc lựa chọn kĩ hơn trong kế hoạch mở rộng, và tập trung vào các chiến lược kinh doanh của họ. Các nhà bán lẻ hiện vẫn đang rất cẩn trọng trong việc mở rộng thị trường của mình, đặc biệt là ở Trung Quốc, họ đang lựa chọn hướng phát triển tập trung vào các khu vực trọng điểm thay vì phát triển tràn làn, nhỏ lẻ, nhằm đạt được hiểu suất cao nhất", Tiến sĩ Chin cho biết.
Theo báo cáo của CBRE, các xu hướng chính trong thị trường bán lẻ bao gồm: Tiếp tục tập trung phát triển ở các vị trí trọng điểm nhưng lại giảm dần mối quan tâm đến các chuỗi cửa bách hóa. Tập trung phát triển các cửa hàng chính, đưa ra nhiều dòng sản phẩm mới, tạo tên tuổi trên thị trường. Tăng mức độ phổ biến của thương hiệu thông qua các triển lãm,trang trí theo chủ đề, và các buổi hội thảo để năng cao hiểu biết của khách hàng đối với thương hiệu và sản phẩm. Các thương hiệu cao cấp vừa túi tiến vẫn đang thu hút một lượng lới người mua, khuyết khích các chủ cho thuê mở rộng mặt bằng cho thuê. Tận dụng các không gian tầng lầu, của các trung tâm mua sắm lớn dành cho khu vực ăn uống và thời trang dành cho trẻ em.
Ông Stephen cho biết thêm: "Với mật độ khách hàng tiềm năng lớn và sự gia tăng về số người giàu trong khu vực. Châu Á Thái Bình vẫn sẽ tiếp tục thu hút sự tham gia của các thương hiệu bán lẻ quốc tế vào thị trường. Nhu cầu cho thuê đang dần đạt đến mức độ ổn định, và các khu vực trung tâm trọng điểm vẫn là nơi hướng đến của các nhà bán lẻ".
Hoàng Anh
Post a Comment