GPBank quyết định bán 1,8 triệu cổ phần khách sạn Kim Liên, tương đương 26,89% vốn điều lệ với giá bán gấp khoảng 30 lần mệnh giá. Cơ hội thành công có cao hay không?

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa thông báo đấu giá 1.870.970 cổ phần tại công ty Cổ phần Du lịch Kim Liên (khách sạn Kim Liên) do ngân hàng Thương mại TNHH MTV Dầu khí Toàn Cầu (GPBank) sở hữu.

Phiên đấu giá dự kiến diễn ra ngày 27/4/2018. Mỗi cổ phần mệnh giá 10.000 đồng được chào bán với giá khởi điểm 305.053 đồng/cổ phần, tức là gấp hơn 30 lần mệnh giá. Nếu thương vụ đấu giá thành công, GPBank dự kiến thu về hơn 570 tỷ đồng.

Khách sạn Kim Liên có địa chỉ tại số 5 -7 Đào Duy Anh, phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội. Ngành nghề kinh doanh: dịch vụ lưu trú ngắn ngày: khách sạn; cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng không thương xuyên với khách hàng (phục vụ tiệc, hội họp, đám cưới,...)

Bất động sản - Vì sao GPBank tự tin 'hét giá trên trời' bán cổ phần khách sạn Kim Liên?

GPBank muốn bán khoản đầu tư hơn 570 tỷ đồng tại khách sạn Kim Liên

Đơn vị này có vốn điều lệ hơn 69,5 tỷ đồng, chia thành hơn 6,9 triệu cồ phần mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần.

Về cơ cấu cổ đông hiện nay, công ty Cổ phần Tập đoàn Thai group của bầu Thụy đang là cổ đông lớn nhất, nắm 52,43% vốn điều lệ. Ông Nguyễn Đức Thụy (bầu Thụy) hiện cũng đang giữa chức chủ tịch HĐTV khách sạn này.

GPBank là cổ đông lớn thứ hai, chiếm 26,89%. Tiếp đó là công ty Tài chính Bưu điện chiếm 6,69%; công ty Cổ phần Đầu tư Dầu khí Toàn Cầu chiếm 6,62% và các cổ đông còn lại chiếm 7,37% vốn điều lệ của khách sạn Kim Liên.  

Trước đó, ngày 20/3/2018, hội đồng thành viên GPBank đã ban hành nghị quyết về việc nhất trí phê duyệt phương án thoái khoản đầu tư của GPBank tại khách sạn Kim Liên.

Giá 305.053 đồng/cổ phần mà GPBank định bán sắp tới, theo đơn vị này, là giá trị sổ sách tại thời điểm GPBank mua cổ phần khách sạn Kim Liên.

GPBank cho biết, việc thoái vốn của ngân hàng này tại khách sạn Kim Liên sẽ được thực hiện bằng hình thức đấu giá công khai, nếu đấu giá không thành công thì thực hiện bán cạnh tranh thông qua đấu giá cổ phần theo lô, nếu vẫn không thành công thì sẽ bán theo hình thức thỏa thuận giữa chủ sở hữu và nhà đầu tư.

Điều đáng nói là báo cáo tài chính của khách sạn Kim Liên trong 3 năm gần đây cho thấy doanh nghiệp này vừa mới bước qua giai đoạn thua lỗ và hiện nay kinh doanh vẫn còn khá èo uột.

Năm 2015 khách sạn kinh doanh bết bát khi mà doanh thu thuần chỉ đạt 124,6 tỷ đồng, song gánh nặng của chi phí hàng bán 91,3 tỷ đồng cộng với chi phí quản lý doanh nghiệp 60,3 tỷ đồng đã ăn mòn vào lợi nhuận khiến lợi nhuận năm này bị âm 33 tỷ đồng.

Thương vụ thâu tóm khách sạn Kim Liên của bầu Thụy, ông chủ tập đoàn Thai group hồi cuối năm 2015 đã giúp khách sạn này dần thoát ra khỏi vũng lầy đó. Năm 2016, doanh thu chỉ nhích nhẹ lên mức 128,2 tỷ đồng song nhờ tiết giảm chi phí nên doanh nghiệp đã thoát lỗ bằng khoản lợi nhuận khiếm tốn 7,4 tỷ đồng.

Năm 2017 là năm thứ hai khách sạn Kim Liên thoát lỗ song tình hình cũng không có gì sảng sủa hẳn, doanh thu 142,8 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế vẫn "dậm chân tại chỗ" ở mức 7,4 tỷ đồng.

Một số nhà phân tích cho rằng với kết quả kinh doanh khiêm tốn như hiện tại của khách sạn Kim Liên, trong khi đã có bầu Thụy "cầm trịch", sẽ không có nhiều nhà đầu tư bỏ ra 570 tỷ đồng để mua cả lô cổ phần nói trên. 

Sáng 22/12/2015, sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội tổ chức đấu giá trọn lô 3,6 triệu cổ phần, tương đương với 52,4% vốn điều lệ của công ty Du lịch Kim Liên do tổng công ty Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) sở hữu.

Kết quả, Thai Group của bầu Thụy đã thắng cuộc khi bỏ ra 1.000 tỷ để ôm trọn lô cổ phần này. Thương vụ này đã gấy tốn khá nhiều giấy mức của báo giới bởi mức giá bầu Thủy bỏ ra cao gấp khoảng 9 lần mức giá khởi điểm mà SCIC chào bán.

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top