Metro Pacific Investments Corp - tập đoàn hạ tầng lớn nhất Philippines đã chi 38 triệu USD để mua lại 49% cổ phần của công ty CP Đầu Tư Xây Dựng Tuấn Lộc.

Cụ thể, tập đoàn Metro Pacific Investments Corp (MPIC) của thương gia Manny Pangilinan người Philipines thông qua công ty con MetroPac Water Investments Corporation (MPW) đã ký một thỏa thuận mua 49% cổ phiếu của Tuấn Lộc, một trong những “ông trùm” hạ tầng, xử lý nước lớn nhất Việt Nam.

Theo Bloomberg, MPIC là một tập đoàn đầu tư, thông qua các công ty con, cung cấp dịch vụ nước, vệ sinh và thoát nước, đồng thời hoạt động  trong lĩnh vực bất động sản, các dự án cơ sở hạ tầng, đường thu phí, phân phối điện, hoạt động của bệnh viện và đường sắt.

Đây là tập đoàn đầu tư cơ sở hạ tầng lớn nhất tại Philippines với vốn hóa thị trường gần 3 tỷ USD. Trước đó, công ty con của tập đoàn này là Metro Pacific Tollways Corporation cũng đã đầu tư vào công ty CP Đầu tư Cầu đường CII (HOSE: LGC, công ty con của CII) và hiện nắm giữ 44,94% vốn.tại LGC.

Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Tuấn Lộc (Tuấn Lộc) có địa chỉ tại TP. Hồ Chí Minh, là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực thi công, xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch và là một trong những công ty chuyên xử lý nước lớn nhất Việt Nam.

Tài chính - Ngân hàng - Lộ diện nhà đầu tư ngoại thâu tóm “ông trùm” BOT Tuấn Lộc

Trụ sở công ty Tuấn Lộc

Doanh nghiệp hiện đang sở hữu các công trình nước như nhà máy Xử lý Nước Sông Lam (Nghê An), nhà máy Xử lý nước hồ Cầu Mới (Đồng Nai), nhà máy Xử lý nước thải 6A Nhơn Trạch (Đồng Nai), nhà máy nước Pleicu…

Ngoài ra, trong vài năm trở lại đây, DN này liên tục rót tiền “thâu tóm” các doanh nghiệp xây dựng hạ tầng và cùng với đó là việc trúng thầu thi công hàng loạt dự án lớn trong cả nước.

Cuối năm 2014, Tuấn Lộc chi tới hơn 295 tỷ đồng để mua lại toàn bộ 21 triệu cổ phần, tương đương với 35% vốn tại Cienco 4 từ bộ Giao thông Vận tải. Sau giao dịch này, công ty Tuấn Lộc đã nắm quyền chi phối Cienco 4 khi sở hữu 51,5% cổ phần doanh nghiệp này. Hiện nay Tuấn Lộc đã thoái vốn tại Cienco 4.

Tuấn Lộc cũng đang là cổ đông lớn của Cảng Nghệ Tĩnh khi sở hữu 18,1% vốn điều lệ công ty, chỉ đứng sau tổng công ty Hàng Hải Việt Nam (Vinalines) 51%.

Ngoài ra, DN này còn nắm giữ hơn 12,5% vốn của công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật T.P HCM (CII), 38% vốn của tổng công ty Xây dựng số 1 (CC1).

Một số công trình, dự án trọng điểm trị giá nghìn tỷ mà công ty Tuấn Lộc đã và đang đầu tư thời gian gần đây có thể kể đến là: dự án đầu tư KCN Nhơn Trạch 6 – Đồng Nai; dự án đầu tư xây dựng KCN Tuấn Lộc- khu Kinh tế Đông Nam tỉnh Nghệ An; dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận, dự án cầu Sài Gòn 2, dự án cầu Cổ Chiên, BOT Thái Nguyên – Chợ Mới…

Công ty Tuấn Lộc "tay không bắt giặc" ở BOT Thái Nguyên - Chợ Mới

Tháng 8/2017, Thanh tra Chính phủ đã công bố hàng loạt sai phạm tại dự án BOT Thái Nguyên - Chợ Mới. Một trong những sai phạm được chỉ ra là việc lựa chọn nhà đầu tư, ký kết hợp đồng đầu tư xây dựng công trình.

Tài chính - Ngân hàng - Lộ diện nhà đầu tư ngoại thâu tóm “ông trùm” BOT Tuấn Lộc (Hình 2).

BOT Thái Nguyên - Chợ Mới do công ty Tuấn Lộc là một đơn vị trong liên danh chủ đầu tư

Theo đó dự án BOT Thái Nguyên - Chợ Mới được thực hiện chỉ định thầu lựa chọn nhà đầu tư. Nhà đầu tư được lựa chọn là liên danh Cienco 4, Công ty Cổ phần Tuấn Lộc và Công ty Cổ phần Trường Lộc.

Thanh tra Chính phủ kết luận: Hình thức chỉ định nhà thầu không đúng với quy định tại khoản 5 điều 11 Nghị định số 108/2009 của Chính phủ, ựa chọn nhà đầu tư khi cam kết của tổ chức tín dụng cho vay vốn chưa đầy đủ các tiêu chí theo quy định, các thành viên liên danh chưa đáp ứng đầy đủ điều kiện theo yêu cầu đối với nhà đầu tư…

Đáng chú ý, việc huy động vốn thực hiện dự án, liên danh các nhà đầu tư góp được 350 tỷ đồng, thì Cienco 4 góp toàn bộ số vốn điều lệ của doanh nghiệp dự án, các công ty Tuấn Lộc và Trường Lộc không thực hiện góp vốn, sai với cam kết hợp đồng. 

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top