Sính ngoại: Lợi bất cập hại?

Vài năm trở lại đây, việc các sao ngoại ồ ạt vào Việt Nam tham dự ra mắt phim, góp giọng trong các chương trình ca nhạc... không phải là hiếm. Đạo diễn Việt Dũng (VTV3) cho PV báo ĐS&PL biết: “Việc nhiều nhà sản xuất, đoàn làm phim ồ ạt mời sao ngoại đến Việt Nam đã diễn ra trong khoảng 2-3 năm gần đây. Phải nói rằng, việc mời sao ngoại được xem là yếu tố mới thu hút khán giả đến rạp, thế nhưng cái giá để mời được sao ngoại không hề rẻ.

Vì vậy mà, các bầu show vẫn than phiền, họ thường rơi vào tình trạng “thu không bằng chi”, thậm chí lỗ to”.

Sự kiện - Sao ngoại “nô nức” đến Việt Nam: Nhiều chuyện dở khóc dở cười

Đạo diễn Park Hee-joon diễn viên Jo Han-sun sang Việt Nam quảng bá phim Em trai tôi là găng - tơ.

Mới đây nhất, đơn vị nhập phim Ivonk Pictures, rạp phát hành BHD đã mời đạo diễn Park Hee-joon và nam diễn viên chính Jo Han-sun của Hàn Quốc đến Việt Nam tham gia các hoạt động quảng bá phim Em trai tôi là găng-tơ (Hàn Quốc, công chiếu từ 19/1/2018). Trước đó, dàn sao Hàn Quốc trong phim Lala: Hãy để em yêu anh (phim hợp tác Việt - Hàn) gồm đạo diễn Han Sang-hee, diễn viên San E, Jung Chae-yeon, Jin Ju-hyung tối 1/2/2018 cũng có mặt tại buổi công chiếu phim.

Đại diện nhà sản xuất phía Việt Nam là hãng CJ HK cho biết: “Ngoài buổi họp với báo giới, các sao ngoại còn tham dự thảm đỏ và giao lưu với khán giả, giới làm phim. Sau đó, họ cùng ê-kíp thực hiện nhiều chuyến cine tour để quảng bá phim tại các rạp ở TP.HCM”.

Sự kiện - Sao ngoại “nô nức” đến Việt Nam: Nhiều chuyện dở khóc dở cười (Hình 2).

Ngô Thanh Vân và diễn viên gốc Việt Kelly Marie Trần.

Cuối tháng 11, nhà phát hành CGV Việt Nam cũng đã mời nữ diễn viên gốc Việt Kelly Marie Trần, người đảm nhận vai diễn Rose Tico trong phim bom tấn Star Wars: Jedi cuối cùng (phim Mỹ) đến Việt Nam. Kelly và Ngô Thanh Vân cùng gặp gỡ báo chí, các nghệ sĩ Việt trong sự kiện quảng bá phim, nhằm “giúp khán giả có cơ hội giao lưu với diễn viên mang tầm quốc tế và chia sẻ niềm tự hào khi có diễn viên Việt Nam tham gia những bộ phim lớn của thế giới”. Trước đó, nhiều sao ngoại cũng từng đến Việt Nam để quảng bá phim như: Kim Ha-neul, Han Hye-jin, Kim Bum (Hàn Quốc); Marian Rivera, Carla Abellana (Philippines); Arti Singh, Siddharth Shukla, Aasiya Kaz (Ấn Độ)...

Tại buổi họp báo mới đây, đạo diễn Nguyễn Hoàng Hạnh Nhân - người đã đưa bộ đôi đạo diễn, diễn viên Em trai tôi là găng-tơ đến Việt Nam, chia sẻ về những đòi hỏi của đối tác khi nhận lời mời: “Chúng tôi phải đáp ứng đủ những điều kiện cơ bản về ghế máy bay hạng C, ăn uống, khách sạn, lưu trú, xe đưa đón... Chúng tôi đương nhiên hiểu sẽ rất tốn kém, nhưng vẫn quyết đưa sao ngoại đến Việt Nam vì đây là bước đệm, là cơ hội để hãng phim tạo được quan hệ.

Chúng tôi đã nhập nhiều phim và sắp tới còn đưa nhiều sao ngoại nổi tiếng khác sang Việt Nam”. Đạo diễn cho biết, nam diễn viên Jo Han-sun vừa được mời sang Việt Nam đã nhận lời đóng vai chính cùng Lý Nhã Kỳ trong bộ phim Việt có tên Thiên đường do ông và một đạo diễn Hàn Quốc dàn dựng.

Sự kiện - Sao ngoại “nô nức” đến Việt Nam: Nhiều chuyện dở khóc dở cười (Hình 3).

Đạo diễn Hạnh Nhân.

“Việc mời Jo Han-sun và đạo diễn Park Hee-joon phải thông qua một công ty trung gian và phải chấp nhận những điều khoản nghiêm ngặt lên tới hàng chục trang A4. Phía Hàn Quốc không bao giờ làm việc trực tiếp, mà thường phải qua đơn vị trung gian. Toàn bộ quá trình thỏa thuận, thương thảo, đơn vị ở Việt Nam đều làm qua công ty trung gian này. Chỉ khi hai nghệ sĩ đến Việt Nam, nhà sản xuất mới có cơ hội nói chuyện và trao đổi trực tiếp.

Thậm chí, những ngày cuối trước khi phim ra mắt, tôi cũng tưởng đã vỡ kế hoạch. Tôi không dám làm truyền thông trước vì muốn chắc chắn. Mình có thể thương thảo được, nhưng không biết đến phút cuối sẽ như thế nào. Máy bay tôi đặt rồi nhưng cũng vẫn lo sẽ bị hủy” - đạo diễn Hạnh Nhân kể lại.

Diễn viên Khánh Hưng cho biết: “Một đoàn làm phim mời được ngôi sao nước ngoài sang đóng phim hay tham gia buổi ra mắt phim là phải có kinh tế. Tuy nhiên, việc bỏ một khoản tiền kha khá ra để mời sao ngoại chưa chắc đã thu hồi được vốn về. Cuộc chơi này khá mạo hiểm, có thể PR được bộ phim tốt hơn, nhưng cũng có trường hợp nhà sản xuất bộ phim... lỗ nặng. Bởi, vé bán cũng chỉ là hạng... tầm tầm nên phải cắn răng chịu đựng thua lỗ vì việc... sính ngoại”.

Nhà sản xuất xác định: Được ăn cả, ngã về không

Chia sẻ với PV, đạo diễn Bình Trọng cho hay: “Nhiều nhà sản xuất, bầu show ở Việt Nam còn lúng túng nên đánh giá chưa đúng nhu cầu của thị trường. Khoảng 5-10 năm trước, các ngôi sao ở châu Á như: Hàn Quốc, Hồng Kông được khán giả háo hức đón đợi, nhưng vài năm trở lại đây, diễn viên tại các nước này bị “bão hoà”, không được khán giả đón nhận nhiều. Các nhà làm phim có thể bỏ ra “núi tiền” để mời họ về, nhưng khán giả không còn “mặn mà” nữa. Vì thế, có những show diễn, bộ phim không đạt như mong đợi, thậm chí bị bể show do nhà sản xuất tại Việt Nam đi “sai một bước” trong việc đánh giá thị hiếu khán giả”.

Sự kiện - Sao ngoại “nô nức” đến Việt Nam: Nhiều chuyện dở khóc dở cười (Hình 4).
Dàn diễn viên Hàn Quốc đến Việt Nam để quảng bá phim Lala: Hãy để em yêu anh

MC Quỳnh Chi cho hay: “Không chỉ mời các sao ngoại sang ra mắt phim, nhiều đơn vị tổ chức còn mời ca sĩ nước ngoài sang Việt Nam biểu diễn. Tuy nhiên, để tìm được một địa điểm xứng tầm với họ vẫn còn là một bài toán khó. Việc thiếu địa điểm đạt chuẩn để thực hiện show lớn cho sao nước ngoài cũng là yếu tố khiến nhà tổ chức đau đầu khi cân bằng bài toán thu chi. Không chỉ vậy, ban tổ chức còn phải đáp ứng được những đòi hỏi gắt gao từ phía ê-kíp của sao ngoại về điều kiện âm thanh, ánh sáng, công tác hậu cần... Vì thế, tổ chức được một chương tình trọn vẹn mà lại đẳng cấp cũng làm đau đầu nhiều bầu show”.

Thực tế, việc các ngôi sao ngoại sang Việt Nam quảng bá cũng là điều dễ hiểu, bởi đó đều là những bộ phim do họ tham gia, hoặc được nhiều chương trình hợp tác văn hoá giữa hai nước mời. Theo đại diện CJ Entertainment, vấn đề kinh phí và việc đón tiếp chu đáo để các sao nước ngoài cảm thấy thoải mái và muốn quay trở lại Việt Nam mới là điều khiến các nhà sản xuất, phát hành “đau đầu”.

Đạo diễn Quang Tuấn cho biết thêm: “Việc mời sao ngoại sang Việt Nam là xu hướng tất yếu của thời đại. Tuy nhiên, làm thế nào để bài toán kinh tế này có lợi nhuận cũng làm đau đầu nhiều nhà sản xuất. Các nghệ sĩ nước ngoài đòi hỏi mọi việc đều phải chuyên nghiệp, chỉn chu đến từng chi tiết nhỏ nên quá trình đàm phán thường mất nhiều thời gian, công sức và đương nhiên số tiền phải bỏ ra không hề nhỏ. Nhiều nhà sản xuất “chịu chơi” xác định: Được ăn cả, ngã về không khi đầu tư vào các dự án thế này”. 

    

Thị hiếu của khán giả tính theo... tuần

Đạo diễn Bình Trọng cho hay: “Việc đánh giá thị hiếu khán giả cũng rất khó, bởi có khi thị hiếu được tính theo... tuần. Đôi khi, hợp đồng vừa ký kết xong, ngôi sao chưa kịp sang Việt Nam thì khán giả đã hâm mộ nghệ sĩ khác. Việc mời sao ngoại đến Việt Nam phải đảm bảo 2 yếu tố: Tốt cho phim của mình và phải làm cho nghệ sĩ có cảm giác Việt Nam chào đón họ. Bởi, nếu không, sao ngoại sẽ không đến Việt Nam nữa và việc hợp tác sau đó sẽ rất khó khăn”.

 

Nhiều nhà sản xuất mất uy tín khi đánh giá sai  khán giả

Diễn viên Kiều Anh chia sẻ: “Nhiều đoàn làm phim, đơn vị tổ chức nghệ thuật do không đánh giá đúng thị trường khán giả Việt Nam đã phải xấu hổ khi sao ngoại đứng trên sân khấu mà khán giả không chào đón nhiệt tình, khán giả thờ ơ khi thấy diễn viên, ca sĩ ngoại quốc. Ngoài việc PR cho bộ phim bị thất bại, vé bán show ca nhạc thua lỗ thì việc mất uy tín là điều nhiều nhà sản xuất gặp phải”.

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top