Áo lông vũ thì ai chẳng thích mặc. Vừa nhẹ vừa ấm, lại hợp thời trang nữa. Nhưng sự thật đằng sau nó có lẽ sẽ khiến nhiều người phải suy nghĩ rất nhiều đấy.
Áo khoác lông vũ từ lâu đã trở thành một giải pháp giữ ấm không thể thiếu đối với con người. Mềm mại, ấm áp, lại hợp thời trang và có thể gấp lại cực kỳ gọn gàng, chẳng ngạc nhiên khi loại áo này lại trở nên phổ biến đến thế.
Áo khoác lông vũ từ lâu đã trở thành một giải pháp giữ ấm không thể thiếu đối với con người.
Về cơ bản, áo khoác lông vũ có 2 loại: lông tự nhiên và nhân tạo. Trong đó loại tự nhiên thì đắt hơn vì giá thành cao, số lượng lại có hạn, nhưng mềm mại và ấm áp nên được ưa chuộng hơn.
Việc sản xuất ra một chiếc áo lông vũ cần trải qua nhiều công đoạn tương đối khó khăn. Phức tạp nhất là nó không chỉ là một chiếc áo cỡ lớn, mà được ghép từ nhiều mảnh với nhau. Có thể hiểu đơn giản là họ làm một chiếc áo khoác, rồi làm thêm một chiếc nữa trùm ra bên ngoài.
Thứ quan trọng nhất của một chiếc áo lông vũ chính là lông.
Thứ quan trọng nhất của một chiếc áo lông vũ chính là lông. Lông vũ được sử dụng để làm áo là lông tơ - loại lông có quá nhiều ưu điểm tuyệt vời: nhẹ, tỉ trọng cân nặng và diện tích vừa phải, tuổi thọ cao, và sở hữu khả năng giữ ấm tuyệt vời nhất thế giới.
Tuy nhiên, chính những sợi lông tuyệt vời này lại ẩn chứa mặt tối cực kỳ đau lòng đằng sau. Đó là về quá trình thu thập lông.
Ác mộng của các loài thủy cầm
Người ta thường lấy lông theo 3 phương pháp. Đầu tiên là lột sau khi chết - phương pháp được đánh giá là "nhân văn" nhất. Người ta giết những con ngỗng hoặc vịt được nuôi làm thịt, sau đó nhúng vào nước nóng rồi mới vặt lông cho dễ (hoặc bằng tay, hoặc bằng máy).
Ngỗng bị nắm cổ, kẹp cứng, rồi những phần lông nào phù hợp sẽ bị giật ra...
Tuy nhiên, phương pháp này có nhiều điểm hạn chế, như lông bị giảm độ bền, và phụ thuộc hoàn toàn vào ngành công nghiệp chăn nuôi lấy trứng và thịt. Thế nên, nhiều điểm nuôi ngỗng lấy lông quyết định thực hiện thủ pháp thứ 2, cũng là cơn ác mộng bị phản đối nhất: vặt sống.
Đúng như tên gọi, ngỗng bị nắm cổ, kẹp cứng, rồi những phần lông nào phù hợp sẽ bị giật ra, hoàn toàn không có bất kỳ phương pháp gây mê hay gây tê nào. Người ta thường nhắm đến những phần lông ở ngực, lưng, dưới cánh và cổ. Đó là những khu vực cho lông chất lượng nhất, và tất nhiên là cũng đắt tiền nhất.
Vặt lông khi ngỗng vẫn còn sống.
Da chúng rộp lên, rỉ máu, trong khi cổ họng kêu rất thảm thiết. Những mảng da bị rách quá to sẽ được khâu trực tiếp bằng kim, và tất nhiên cũng chẳng cần phải tiệt trùng hay gây tê gì cả.
Ưu điểm của phương pháp này là ngỗng sẽ được... tái sử dụng sau khi vặt lông. Chúng bị vứt ra sàn, lê lết, đỏ hỏn, nhưng sống sót. Sau khoảng 6 - 7 tuần, quá trình vặt lông lại diễn ra một lần nữa, trước khi chúng bị đưa lên lò mổ (hoặc tự chết vì quá căng thẳng và đau đớn).
Ngỗng sau khi bị vặt lông.
Cuối cùng là phương pháp "nhặt lông". Trong quá trình trưởng thành, các loài thủy cầm sẽ trải qua quá trình thay lông. Người ta sẽ lợi dụng điều này để thu lấy những sợi lông tơ phù hợp đã rơi ra.
Tuy nghe có vẻ nhẹ nhàng, nhưng trên thực tế, phương pháp này thường được thực hiện trên hàng trăm con cùng một lúc. Ngay cả khi toàn bộ ngỗng đều đang trong cùng giai đoạn thay lông (dù chẳng bao giờ xảy ra trên thực tế) thì vẫn có những phần lông phát triển không đều, và nằm rải rác khắp cơ thể. Thế nên, sự thực thì chúng vẫn bị "vặt sống" một cách rất "vô tình".
Thêm vào đó, hành động bắt, giữ, kìm kẹp đều gây ảnh hưởng không hề tốt đến tâm lý của ngỗng, chưa kể đến nguy cơ gãy xương hoặc dị tật sau đó.
Lông vũ trong ngành thời trang lấy ở đâu?
Hầu hết người đại diện của các hãng thời trang đều khẳng định rằng lông tơ và các loại lông khác được lấy sau khi ngỗng chết. Điều này có nghĩa, lông vũ là một sản phẩm phụ "không lấy thì vẫn nằm ở đó" của ngành công nghiệp chăn nuôi lấy thịt.
Hầu hết người đại diện của các hãng thời trang đều khẳng định rằng lông tơ và các loại lông khác được lấy sau khi ngỗng chết.
Thế nhưng đây có vẻ như chỉ là những lời "trấn an" người tiêu dùng. Vào tháng 2/2009, một phóng sự tại Thụy Điển đã tiết lộ sự thật rằng 50% - 80% lông vũ trên thị trường đến từ những sinh vật vẫn đang còn sống. Đó cũng chính là lý do IKEA (hãng nội thất của Thụy Điển) lập tức ngưng nhập lông vũ từ Trung Quốc lúc bấy giờ (Trung Quốc là một trong những quốc gia có thị trường lông vũ lớn nhất thế giới).
Theo như Hiệp hội lông vũ châu Âu, hiện tại chỉ có 2% lông vũ trên thị trường do "vặt lông sống", trong khi 98% còn lại đến từ ngành công nghiệp thực phẩm. Tuy nhiên theo như Marcus Mueller - một nhà nghiên cứu đến từ tổ chức vì động vật - con số ấy không quá lạc quan như chúng ta tưởng tượng.
"Chỉ có ngỗng là bị vặt sống thôi, nhưng họ lại nói về tổng thể ngành công nghiệp - nghĩa là bao gồm cả hàng tỉ con vịt trên thế giới không bị vặt lông kiểu đó nữa".
"Nghĩa là nếu chỉ tính số ngỗng, con số sẽ là rất khổng lồ".
Thực tế cho thấy, ngay cả những doanh nghiệp khẳng định không sử dụng phương pháp nhổ lông sống cũng không thể đảm bảo 100% được.
Chỉ ngỗng mới bị vặt lông.
"Các nhà sản xuất không thể đảm bảo nguồn cung lông vũ có thực sự đối xử tốt với vật nuôi hay không. Đó là chuyện không thể".
Nên hay không nên mua áo lông vũ?
Không thể nói chúng ta nên tẩy chay áo lông vũ, vì phần lớn áo lông hiện tại là sản phẩm phụ của quá trình chăn nuôi. Hơn nữa, áo lông vũ ấm thực sự, hầu hết đều sang trọng, hợp thời trang, nên cực kỳ được ưa chuộng.
Vấn đề chỉ là ở khâu quản lý và sản xuất. Các nhà quản lý cần có một hành động cụ thể hơn, nhằm kiểm soát tính "nhân đạo" trong các cơ sở cung cấp lông vũ (như yêu cầu tem kiểm định chất lượng chăn nuôi chẳng hạn).
Nhưng bên cạnh đó, nhiều người cho rằng dù lông lấy bằng phương pháp nào đi chăng nữa, số phận của sinh vật bị lấy lông cũng là cái chết, và nếu như vậy thì chẳng có tính nhân văn nào ở đây cả. Hơn nữa, có rất nhiều vật liệu nhân tạo khác mang khả năng giữ ấm hoàn toàn chẳng thua kém gì lông vũ, vậy tại sao không dùng?
Bạn nghĩ sao về vấn đề này? Hãy để lại bình luận nhé.
Post a Comment