Hoàng hậu La Mã Julia Agrippina nổi tiếng xinh đẹp thông minh, đầy tham vọng nhưng cũng không kém phần tàn ác.
Julia Agrippina sinh ra trong gia đình quyền lực bậc nhất La Mã thời bấy giờ. Mẹ bà thuộc dòng dõi hoàng tộc và cha là hậu duệ của Mark Antony. Ngay từ nhỏ, Julia được nuôi dưỡng trong môi trường xa hoa giàu có với cung cách của quý tộc.
Julia thừa hưởng nét đẹp từ mẹ và sớm trở thành một thiếu nữ vô cùng xinh đẹp. (Hình minh họa).
Theo tài liệu lưu truyền trong dân gian, Julia thừa hưởng nét đẹp từ mẹ và sớm trở thành một thiếu nữ vô cùng xinh đẹp với mái tóc vàng óng như ánh mặt trời, đôi mắt trong xanh như đại dương và đôi môi thì đỏ thắm như hoa hồng Athens.
Năm 13 tuổi, Julia được hoàng đế tác hợp kết hôn với một nhà quý tộc khác. Sau này hai người có với nhau một người con trai tên Lucius Domitius Ahenobarbus, hay còn được gọi là Nero.
Julia sớm nhận ra rằng trên đời này chỉ có quyền lực mới có thể bảo toàn cho bà có một cuộc sống giàu có muôn đời. Chính những suy nghĩ này đưa bà trở thành Hoàng hậu tàn bạo nhất Đế chế La Mã.
Hoàng hậu tàn độc nhất La Mã
Khi hoàng đế Tiberius qua đời, anh ruột của Julia lên nối ngôi, gọi là Hoàng đế Caligula.
Vì có anh trai là Hoàng đế, lại được hết mực nuông chiều nên Julia được ban cho rất nhiều đặc ân. Ngoài ra, ông vua trẻ thậm chí còn yêu thương em gái mình đến nỗi cho khắc hình em gái cùng với mình trên đồng tiền mới.
Một thời gian ngắn sau đó, hoàng đế lao vào những cuộc chiến quyền lực và sa đà vào những mỹ nhân, bỏ quên cô em gái Julia. Cảm thấy mình bị xem thường, Julia liền bày mưu hãm hại chính anh ruột của mình.
Bà đã cấu kết với anh rể tạo phản, mưu sát hoàng đế. Âm mưu bất thành khiến người anh rể mất mạng. Julia vì tình máu mủ, được Hoàng đế tha tội, nhưng bị đày ra vùng biển đảo xa xôi.
Đồng tiền La Mã in hình Nero và hoàng hậu Julia Agrippina.
Một năm sau, Hoàng đế Caligula cùng vợ con bị sát hại, người chú họ hàng xa của Julia là Claudius lên ngôi. Agrippina nhờ đó mới có thể trở về La Mã và trở thành góa phụ.
Không lâu sau đó, Julia lấy chồng lần hai. Người đàn ông này không ai khác chính là vị quý tộc giàu có đã nuôi dưỡng con trai Julia trong suốt quãng thời gian bà bị lưu đày.
Người đàn ông này thậm chí còn bỏ vợ để đến bên Juaia, vì nhan sắc lộng lẫy của Julia, cùng lời nói dụ dỗ ngọt ngào của bà.
Mối tình này kéo dài không bao lâu thì người chồng giàu có đột ngột qua đời, Julia nghiễm nhiên thừa hưởng được cả gia sản khổng lồ. Có tin đồn rằng chính Julia là người đã âm thầm dùng nấm độc giết chồng.
Hai năm sau, Hoàng hậu La Mã đột ngột qua đời. Julia nhân cơ hội này đã dùng mưu kế và nhan sắc để mê hoặc chính Hoàng đế La Mã vốn là họ hàng xa.
Bằng trí thông minh và mưu mẹo, Agripina biến Hoàng đế Claudius thành bù nhìn, trở thành công cụ để thực hiện các âm mưu thâm độc của mình. Agripina thậm chí còn có những đặc quyền mà các hoàng hậu La Mã trước đó chưa bao giờ có được.
Chết thảm bởi chính con trai
Hoàng đế Claudius có rất nhiều con, nhưng Agripina tìm mọi cách thuyết phục để con riêng Nero được quyền kế vị. Để dọn đường đưa con trai riêng của mình lên ngai vàng, Agripina đã thẳng tay hạ sát bất kì ai, dù đó là con riêng của Hoàng đế, bằng loại nấm độc quen thuộc.
Bức tượng điêu khắc hoàng hậu Julia Agrippina.
Theo sử sách, Agripina còn hạ độc chính chồng mình, cũng là người họ hàng xa, để con trai Nero trở thành hoàng đế La Mã khi mới 17 tuổi.
Trở thành Hoàng Thái hậu La Mã ở tuổi 39, Agripina nắm trong tay quyền lực tuyệt đối và không ai dám trái lệnh.
Bản thân con trai Nero cũng giống như mẹ, khi được mệnh danh là bạo chúa khét tiếng thời La Mã vì quyết định thảm sát người Thiên Chúa giáo.
Với tính cách như vậy, Nero nghiễm nhiên không muốn nằm trong tầm kiểm soát của mẹ. Ông bí mật sai người đâm chết mẹ mình, khiến Hoàng Thái hậu Julia Agrippina đã qua đời ở tuổi 44.
Theo sử sách, Nero cũng có chút thương tâm trước cái chết của mẹ. Nhìn mặt bà trước khi đem hỏa táng, Hoàng đế La Mã đã thẫn thờ rồi than rằng bà đẹp biết bao.
Có thể nói, Julia được đánh giá là người phụ nữ tuyệt sắc, nhưng tâm hồn là bị vấy bẩn bởi các âm mưu tàn độc, nhằm độc chiếm quyền lực.
Bà được lưu danh sử sách đến ngày nay với tên gọi "ác phụ độc dược thành La Mã".
Post a Comment