Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn. Chúng thực sự là những người bạn tốt “không thể thay thế” giúp ta nhìn mọi thứ xung quanh.

Nhưng liệu bạn đã thật sự hiểu hết về đôi mắt chưa? Những sự thật thú vị này sẽ khiến bạn bất ngờ lắm đấy!

1. Mắt mỗi bên 1 màu

Một người có tới hai màu mắt là hiện tượng "loạn sắc tố mống mắt" (tên khoa học: Heterochromia iridis) - một căn bệnh hiếm gặp trong xã hội loài người. Đó thường là kết quả của một bệnh liên quan đến mắt hoặc do di truyền.

3 dạng chủ yếu của rối loạn sắc tố gây biến đổi màu mắt - lần lượt từ trái qua phải là toàn bộ, từng phần và loạn trung tâm.

Loạn sắc tố gây biến đổi màu mắt thường có ba dạng chủ yếu: toàn bộ, từng phần và trung tâm. "Toàn bộ" nghĩa là bạn có một đôi mắt trong đó hai bên có màu khác nhau, "từng phần" được hiểu là khi một bên mắt của bạn có tới hai màu sắc khác nhau chủ đạo.

Loại thứ ba là loại hiếm nhất: loạn "trung tâm". Đó là ở giữa con ngươi bạn sẽ có một hay hai màu rồi xung quanh sẽ xuất hiện các màu khác nhau.

Tuy nhiên, lưu ý ở những người lớn lên với đôi mắt có cùng một màu. Bỗng nhiên, họ phát hiện ra rằng một con mắt đã đổi sang màu khác thì đó thực sự có thể là một dấu hiệu của bệnh tật - cần đi khám ngay.

2. Hội chứng sợ mắt

Những người mắc chứng bệnh này tỏ ra sợ hãi khi nhìn thấy những hình ảnh liên quan đến mắt.
Những người mắc chứng bệnh này tỏ ra sợ hãi khi nhìn thấy những hình ảnh liên quan đến mắt.

Hội chứng kỳ lạ này có tên khoa học là ommatophobia. Những người mắc chứng bệnh này tỏ ra sợ hãi khi nhìn thấy những hình ảnh liên quan đến mắt và họ thường không bao giờ nhìn thẳng vào mắt người đối diện khi nói chuyện.

3. Đôi mắt cũng có thể bị "cháy nắng"

Nghe có phần khó tin nhưng sự thật là đôi mắt cũng có thể bị "cháy nắng". Thế nên đó là lý do tại sao việc mang kính mát chống tia cực tím để bảo vệ mắt là cực quan trọng.

Rám nắng ở mắt không giống như ở da, bởi hậu quả gần ngay lập tức với cơn đau, đỏ mắt và mắt bong tróc. Khi tiếp xúc với ánh nắng kéo dài sẽ dẫn đến mô mắt dày lên, và bạn buộc phải tới gặp bác sĩ để có biện pháp chữa trị.

4. Thị lực 20/10 là một điều rất bình thường

Thị lực tốt nhất được ghi nhận cho đến nay là 20/10. Những người có thị lực 20/10 có thể nhìn thấy đồ vật cách mình khoảng hơn 6 mét, trong khi đó những người bình thường chỉ có thể nhìn thấy đồ vật cách xa mình tầm 3 mét.

5. Thủy tinh thể mắt được ví như một viên kẹo M&M

Các chất protein của mắt được đóng gói trong một bao vỏ, giống như một viên kẹo M&M.
Các chất protein của mắt được đóng gói trong một bao vỏ, giống như một viên kẹo M&M.

Thủy tinh thể mắt có tác dụng như ống kính máy ảnh nằm ngay sau con ngươi (đồng tử). Ngoài ra, các chất protein của nó được đóng gói trong một bao vỏ, giống như một viên M&M vậy.

6. Chiều dài mắt giúp xác định loại thị lực của bạn

Ngoài thủy tinh thể và giác mạc, độ dài của mắt liên quan nhiều đến việc bạn bị cận thị hay viễn thị.

Người cận thị có một nhãn cầu mắt dài hơn bình thường, trong khi người viễn thị có đôi mắt ngắn hơn bình thường. Chỉ cần một mm chiều dài mắt thay đổi sẽ làm thay đổi ngay tính chất của nó.

7. Mắt bạn trở nên to hơn khi bạn lớn lên

Khi bạn sinh ra, nhãn cầu của bạn có chiều rộng 16mm. Khi lên 3 tuổi, chúng sẽ phát triển mỗi mắt rộng 23mm. Đôi mắt của bạn sẽ đạt đến kích thước tối đa khi bạn đến tuổi dậy thì là 24mm (chỉ tăng thêm khoảng 1 mm so với giai đoạn trẻ em).

8. Đôi mắt có khả năng tự chữa lành khá nhanh chóng

Một số vết trầy xước ở mắt có thể tự lành lại trong vòng 24 đến 48h.
Một số vết trầy xước ở mắt có thể tự lành lại trong vòng 24 đến 48h.

Một số vết trầy xước ở mắt có thể tự lành lại trong vòng 24 đến 48h. Tuy nhiên, nếu vết xước bị nhiễm khuẩn và bạn cảm thấy đau không chịu nổi, nếu không được chữa trị kịp rất dễ dẫn đến nguy cơ gây mù lòa.

Vì vậy, nếu bạn gặp bất kỳ một loại chấn thương mắt nào thì nên đến gặp bác sĩ để ngăn chặn sự lây nhiễm cho mắt, tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.

9. Các khu điều khiển thị giác trong não nằm ở phía sau gáy

Đó là lý do tại sao nếu bạn bị chấn động mạnh ở vùng này, bạn có thể gặp hiện tượng mù tạm thời ở mắt.

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top