Bệnh hói đầu là một dạng rối loạn tự miễn dịch phổ biến, thường khiến tóc rụng nhiều đột ngột, hình thành những mảng da đầu bị trống. Đây cũng chính là “nỗi ám ảnh” đối với nam giới.
Bệnh hói đầu có thể xảy ra ở cả nam lẫn nữ, khi bạn đã lớn tuổi hay bạn còn trong độ tuổi trưởng thành. Tuy nhiên, phần lớn trường hợp bệnh là người dưới 30 tuổi. Chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ về các nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và các phương pháp điều trị hiệu quả đối với bệnh hói đầu.
Bệnh hói đầu là một tình trạng phổ biến dễ nhận thấy khi tóc mọc không cân đối, có nhiều mảng rụng tóc ở da đầu, rụng lông mày và lông mũi. Nhưng phổ biến nhất vẫn là chứng rụng tóc từng mảng gây hói đầu. Tóc sẽ rụng trong phạm vi những mảng nhỏ trên da đầu (khoảng ¼). Đối với hầu hết người bị hói đầu, bệnh rụng tóc không gây nguy hiểm mà chỉ khiến mái tóc trở nên mất thẩm mỹ và gây trở ngại tâm lý trong sinh hoạt hằng ngày. Đôi khi trong vài trường hợp, tình trạng bệnh sẽ trở nên cực đoan hơn.
Triệu chứng nổi bật nhất của bệnh hói đầu chính là tình trạng rụng tóc không đều giữa các vùng trên da đầu.
Đối với vài người, bệnh hói đầu có thể dẫn đến tình trạng tóc rụng hoàn toàn trên toàn bộ da đầu (alopecia totalis – rụng tóc toàn đầu), hoặc trong một vài trường hợp nặng hơn, bệnh sẽ gây rụng lông toàn thân (alopecia universalis).
Bệnh hói đầu là một dạng bệnh tự miễn dịch mà trong đó hệ miễn dịch sẽ tấn công các nang lông trên da đầu gây viêm, dẫn đến tình trạng rụng tóc.
Nguyên nhân của bệnh hói đầu
Bệnh hói đầu xảy ra khi các tế bào bạch cầu tấn công các tế bào trong nang lông khiến chúng co rút lại đồng thời làm chậm quá trình mọc tóc. Tuy nhiên, các bác sĩ vẫn không biết chính xác nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
Một nghiên cứu khác cho thấy những người có tiền sử gia đình bị rụng tóc cũng có các chứng rối loạn tự miễn dịch khác, điển hình như bệnh viêm da atopy (chứng rối loạn có xu hướng khiến da nhạy cảm và dễ dị ứng), viêm tuyến giáp và bạch biến.
Mặc dù có nhiều người nghĩ rằng bệnh hói đầu là do yếu tố căng thẳng gây ra, nhưng trên thực tế, chứng căng thẳng cực độ có thể là nguyên nhân tiềm ẩn gây bệnh. Ngoài ra, những nghiên cứu gần đây nhất cho thấy còn có một nguyên nhân khác gây bệnh chính là yếu tố di truyền.
Các triệu chứng của bệnh hói đầu
Triệu chứng nổi bật nhất của bệnh hói đầu chính là tình trạng rụng tóc không đều giữa các vùng trên da đầu. Bất cứ vùng da nào có lông và tóc cũng có thể bị ảnh hưởng, bao gồm cả râu và lông mi.
Bạn có thể bị rụng tóc đột ngột và tình trạng này sẽ tiến triển chỉ trong vài ngày hoặc trong khoảng thời gian ngắn (khoảng vài tuần). Bạn có thể sẽ cảm thấy ngứa hoặc nóng rát ở vùng da đó trước khi tóc bắt đầu rụng. Các nang tóc không bị tổn thương có thể mọc tóc trở lại nếu tình trạng viêm nang thuyên giảm.
Có nhiều người chỉ bị hói vài mảng nhỏ trên da đầu và sau đó tóc thường sẽ tự phục hồi lại mà không cần áp dụng bất kỳ hình thức điều trị nào.
Khoảng 30% người bị rụng tóc thấy rằng phạm vi vùng da đầu bị hói trở nên rộng hơn hoặc bắt đầu một chu kỳ rụng tóc và tái phát triển liên tục. Khoảng phân nửa số bệnh nhân sẽ tự phục lại mái tóc trong vòng một năm. Khoảng 10% số người bị hói sẽ phát triển bệnh thành chứng hói toàn đầu hoặc rụng lông tóc toàn thân.
Bệnh hói đầu cũng có thể gây ảnh hưởng đến móng tay và móng chân, đôi khi những thay đổi này là dấu hiệu đầu tiên cho thấy tình trạng bệnh đang phát triển. Một số thay đổi nhỏ có thể xảy ra đối với móng tay và chân bao gồm:
- Những vết lõm xuất hiện trên bề mặt móng.
- Những vết đốm và đường kẻ trắng xuất hiện.
- Móng bắt đầu trở nên thô ráp.
- Móng bị mất đi độ bóng.
- Móng trở nên mỏng, dễ gãy và chẻ đôi.
Những người hói đầu thường mất đi khả năng bảo vệ da đầu.
Hiện nay bác sĩ vẫn chưa tìm ra phương pháp trị dứt hoàn toàn bệnh hói đầu, mặc dù có một số dạng điều trị có thể giúp mái tóc tái phát triển nhanh hơn.
- Dạng điều trị phổ biến nhất đối với bệnh hói đầu là sử dụng corticosteroid – một loại thuốc chống viêm cực mạnh có thể ngăn chặn những tổn thương ở nang lông mà hệ thống miễn dịch gây ra. Bác sĩ sẽ tiêm những loại thuốc này hoặc thoa thuốc mỡ vào những vùng da bị hói (cách phổ biến nhất), hoặc kê đơn thuốc cho bạn uống (ít phổ biến hơn).
- Ngoài ra, bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc khác để thúc đẩy sự tái phát triển của tóc hoặc tác động đến hệ miễn dịch. Các loại thuốc này bao gồm Minoxidil, Anthralin, SADBE và DPCP. Mặc dù một vài loại thuốc có thể mang lại hiệu quả hồi phục, nhưng chúng không có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành những mảng hói mới. Nhiều người sẽ chuyển sang dùng những liệu pháp điều trị thay thế như châm cứu và xoa bóp bằng dầu thơm dù có khá ít bằng chứng chứng minh hiệu quả của các phương pháp điều trị này.
Ngoài khía cạnh thẩm mỹ, tóc còn có chức năng bảo vệ da đầu chống lại các tác nhân có hại từ bên ngoài ở một mức độ nhất định. Những người hói đầu thường mất đi khả năng bảo vệ da đầu, vì thế họ cần phải:
- Thoa kem chống nắng khi ra ngoài hoặc khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
- Mang kính mát để bảo vệ mắt khỏi ánh nắng mặt trời và bụi bẩn – thay thế cho chức năng của lông mày và lông mi đã bị rụng.
- Đội mũ nón, tóc giả và khăn choàng để bảo vệ da đầu khỏi ánh mặt trời hoặc để giữ ấm.
- Thoa thuốc mỡ bên trong mũi để giúp giữ lớp màng niêm dịch luôn ẩm ướt và bảo vệ chống lại các vi khuẩn bên ngoài – thay thế cho chức năng của lông mũi đã bị rụng.
Post a Comment