Khoảng năm 550 trước Công nguyên, người Ba Tư đã nổi lên như 1 thế lực quân sự hùng mạnh bậc nhất ở Trung Đông. Sau đây là 10 sự thật thú vị về quân đội Ba Tư.
Đào tạo quân sự
Từ 5 đến 20 tuổi, các bé trai Ba Tư được huấn luyện bắn cung và cưỡi ngựa. Sau khoảng thời gian này, nam giới sẽ phải dành 4 năm thực hiện nghĩa vụ quân sự và sẽ được gọi nhập ngũ trở lại trong trường hợp cần thiết. Sau năm 50 tuổi, nam giới Ba Tư sẽ được coi là đã “nghỉ hưu” và sẽ không cần tham gia quân đội nữa.
Sparabara
Các đơn vị bắn cung được coi là là xương sống của quân đội Ba Tư.
Các đơn vị bắn cung được coi là là xương sống của quân đội Ba Tư. Do đó, người Ba Tư có 1 loại lính đặc biệt chuyên cầm khiên pavises được gọi là “sparabara” nhằm bảo vệ cung thủ. Trong 1 đơn vị bắn cung Ba Tư, số lượng “sparabara” luôn nhiều hơn số cung thủ - trái ngược với người Assyian thường tổ chức số cung thủ và số lính khiên bằng nhau.
Tổ chức đội hình
Quân đội Ba Tư có cách tổ chức quân đội khá hiện đại với tỉ lệ 1:10. Theo đó, đơn vị lớn nhất là “myriad” có quân số 10.000 binh sĩ, được chia làm 10 đơn vị “hazarabam” (trong tiếng Ba Tư là 1.000). Tiếp đó, mỗi “hazarabam” lại được cấu thành bởi 10 đơn vị “sataba” và mỗi “sataba” lại bao gồm 10 đơn vị “dathaba”. Được biết, tất cả các đơn vị đều có chỉ huy riêng giống cách tổ chức quân đội hiện tại trên thế giới.
Trang bị bộ binh
Trang bị bộ binh Ba Tư bao gồm cung và gươm lưỡi cong. Tùy hoàn cảnh chiến trận, chỉ huy của các đơn vị “dathaba” có thể chuyển qua sử dụng các cây giáo để bảo vệ binh sĩ khác tốt hơn.
Những kẻ bất tử
Trong quân đội Ba Tư, những binh sĩ tinh nhuệ nhất được tuyển chọn vào 1 “myriad” được gọi là “Amrtaka” (những kẻ bất tử). Lực lượng nòng cốt của Amrtaka được gọi là “Astibara”, có nhiệm vụ trực tiếp phục vụ và bảo vệ nhà vua. Những người được chọn vào “Astibara” thường là các chiến binh tinh nhuệ của tinh nhuệ và có địa vị cao trong xã hội Ba Tư.
Lính thuộc địa
Giống như nhiều đế chế khác trong lịch sử, người Ba Tư cũng sử dụng binh sĩ từ các vùng đất đóng chiếm. Những binh lính này đóng 1 vai trò không nhỏ trong công cuộc mở rộng lãnh thổ của đế quốc Ba Tư sau này.
Kỵ binh
Quân đội Ba Tư đã tuyển dụng được 1 số lượng kị binh lớn mà tinh nhuệ nhất là “Huvaka”.
Khi mới mở rộng lãnh thổ, quân đội Ba Tư không hề có nhiều kỵ binh. Để khắc phục điểm yếu này, họ đã tận dụng luôn số kỵ binh ở các quốc gia, lãnh thổ đã thu phục được. Tuy nhiên, các vua Ba Tư hiểu rằng kỵ binh – 1 lực lượng “nắm đấm thép” tiên phong, tương đương với lực lượng tăng thiết giáp sau này – cần phải được xây dựng bài bản và tự chủ. Do đó, 1 giải pháp đặc biệt đã được đưa ra: khuyến khích giới quý tộc cưỡi ngựa. Theo đó, các gia đình quý tộc được quân đội tặng ngựa và được đảm bảo khoản tiền để nuôi dưỡng chúng. Đổi lại, họ sẽ phải cưỡi ngựa đi khắp nơi và bất cứ ai vi phạm sẽ bị coi là làm tổn hại thanh danh của giới quý tộc.
Sau chính sách này, quân đội Ba Tư đã tuyển dụng được 1 số lượng kị binh lớn mà tinh nhuệ nhất là “Huvaka” – 1 đơn vị gồm 15,000 quý tộc có địa vị cao nhất trong xã hội Ba Tư.
Lính thủy đánh bộ
Trong những cuộc chiến thời cổ đại, hải chiến về thực chất là các cuộc đánh giáp lá cà trên các boong thuyền. Chính vì thế, lực lượng chủ yếu của hải quân Ba Tư là lính thủy đánh bộ còn các thủy thủ tàu chỉ đóng vai trò hậu cần, điều khiển thuyền chiến. Ngoài ra, thủy quân lục chiến Ba Tư còn được nhà vua dùng để thực hiện các cuộc tấn công đổ bộ, chiếm đóng từ đường biển – tương tự với cách người Mỹ sử dụng lực lượng thủy quân lục chiến ngày nay.
Khi lãnh thổ ngày càng mở rộng, các nhà vua Ba Tư đã tăng cường sử dụng lính đánh thuê để bổ sung lực lượng của mình. Lính đánh thuê có nhiều ưu điểm: không mất thời gian huấn luyện, giảm áp lực lên dân số Ba Tư và tiêu tốn ít tiền hơn so với quân đội đào tạo chính quy.
Takabara
Sau nhiều cuộc chiến, vai trò của các lính giáo, hay còn được gọi là “takabara” ngày càng được trọng dụng. Với giáo và khiên, việc tổ chức đội hình tấn công và phòng thủ, đã mang lại những lợi thế to lớn, đặc biệt là trên các chiến trường mở.
Post a Comment