Harvard luôn là ngôi trường đáng mơ ước nhất đối với các bạn sinh viên trên toàn thế giới. Bên cạnh môi trường học lý tưởng, áp lực đến từ sự cạnh tranh khốc liệt và những hoạt động thú vị trong ngôi trường này là những điều ít người biết đến. Tuyến bài dài kỳ: Harvard không phải cánh cửa thần kỳ sẽ mang đến cho độc giả những thông tin thú vị về "lò sản xuất" người nổi tiếng của thế giới. |
Harvard University, được biết đến với tên gọi Đại học Harvard, một viện đại học nghiên cứu tư thục, thành viên của Liên đoàn Ivy – một liên đoàn gồm 8 cơ sở giáo dục hàng đầu miền Đông Bắc Hoa Kỳ. Trường tọa lạc trên diện tích đất hơn 1,5 km2 tại Cambridge, bang Massachusetts.
ĐH Harvard trải dài trên diện tích đất rộng lớn bậc nhất bang Massachusetts
Được thành lập vào năm 1636 bởi Cơ quan Lập pháp Thuộc địa Vịnh Massachusetts với tên gọi là “New College hay “Trường cao đẳng New Towne”, trước khi trường được đặt theo tên của mục sư John Harvard, người đã hiến tặng đất đai và của cải để xây dựng trường. Harvard cũng chính là trường đại học đầu tiên của xứ cờ hoa.
Bức tượng của John Harvard được đặt trang trọng trong khuôn viên trường, ai vuốt bàn chân tượng sẽ được may mắn, toại nguyện trên đường công danh.
Trường ban đầu được sử dụng làm nơi đào tạo các giáo sĩ, mục sư; đến thế kỷ 18 nó biến thành trung tâm văn hóa và giáo dục của giới thượng lưu, trước khi Tổng thống Mỹ, ông Eliot (nhiệm kỳ 1896 – 1909) quyết định đưa Havard trở thành một viện đại học nghiên cứu hiện đại sau quãng thời gian Nội chiến tại Hoa Kỳ.
Bên trái: Con dấu cổ của Havard. Bên phải: Logo hiện tại của Havard. Cả hai đều mang dòng chứ La-tinh “Veritas”, nghĩa là Chân lý.
ĐH Havard được tạo nên bởi 10 phân khoa đại học và Viện nghiên cứu cao cấp Radcliffe, nằm rải rác thành nhiều khu vực trong thành phố Cambridge. “Tầm vóc” về mặt tài chính của Havard vì thế cũng cực “khủng”.
Trong năm 2015, trường nhận được số tiền tài trợ kỷ lục mà phần lớn là do cựu sinh viên quyên góp lên tới 182 triệu USD. Ngân sách hiện tại của Havard được ước tính đã lên tới 37 tỷ USD, lớn hơn bất kỳ tổ chức giáo dục nào trên thế giới.
Tòa nhà lãnh đạo của ĐH Havard
Với bất cứ sinh viên nào, việc được nhận và học tập tại Havard quả thực là điều tuyệt vời hơn tất cả. Lí do là bởi dù mỗi năm có khoảng hơn 23.000 đơn xin nhập học song chỉ 6% trong số đó được ĐH Havard thu nạp.
Đằng sau cánh cổng chính Johnston là thế giới học tập đa dạng dành cho nghệ thuật, văn hóa, khoa học, với 79 thư viện với hơn 18 triệu đầu sách. Havard vì thế cũng là ngôi trường có thư viên nhiều sách đứng thứ 4 thế giới, chỉ sau Thư viện Quốc hội Mỹ, Thư viện Hoàng gia Anh và Thư viện Quốc gia Pháp.
Các thư viện đồ sộ với hàng triệu đầu sách là tài sản vô giá của Havard
Cũng từ cái nôi kiến thức ấy mà theo thống kê, Havard hiện “đóng góp” cho nước Mỹ tổng cộng 8 đời thổng thống, cho thế giới nói chung con số 62 tỷ phú hiện còn sống, khoảng 130 người đạt giải Nobel, 18 huy chương Fields, 12 người chiến thắng giải Turing. Hơn cả là hơn 360.000 cựu sinh viên đang sống và cống hiến trên toàn cầu.
Nhiều người nổi tiếng từng là cựu sinh viên của ĐH Havard
Mức lương khởi điểm trung bình cho 1 sinh viên tốt nghiệp ĐH Havard là 60.000 USD theo báo cáo mới nhất. Số là bởi đa số sinh viên tại đây phải vay tiền để có thể theo học suốt 4 năm. Trung bình họ phải đầu tư khoảng 100.000 USD, chưa tính đến các khoản chi phí tiêu xài cá nhân.
Tầm bằng tốt nghiệp của Havard bảo đảm cho sinh viên mức lương khởi điểm lên tới hàng chục nghìn USD
Nhưng theo nhật báo tài chính uy tín Financial Times (Anh) thì một cử nhân kinh tế tốt nghiệp Havard có thể kiếm được 116.000 USD ngay trong năm đầu và tăng lên khoảng 170.000 USD vào năm thứ 3.
Sinh viên Havard ra trường đã có mức lương khởi điểm hàng chục ngàn USD
Song đó chỉ là mặt “thiên đường”, “địa ngục” ở Havard xuất phát từ chính môi trường học tập vô cùng khắc nghiệt ở đây. Không có những party linh đình hay quậy phá thâu đêm, vì theo kết quả điều tra của nhật báo trường, tờ Havard Crimson thì có tới 30% sinh viên tốt nghiệp tâm sự họ không hề biết yêu trong suốt 4 năm học.
Môn năng khiếu được xem là một môn bắt buộc với bất cứ sinh viên Havard nào
Sân vận động cỡ "khủng" của ĐH Havard
Thể thao được xem là môn học bắt buộc và được chấm điểm nghiêm túc đến gắt gao. Nhiều cựu sinh viên thổ lộ, Havard là nơi bạn hoặc biết bơi, hoặc sẽ chết chìm. Không một ai trong ban giám hiệu đủ thời gian và quan tâm để hỏi thăm bạn sống hay học tập ra sao dù họ biết rõ hơn ai hết.
Cuộc sống và môi trường học tập ở Havard đặc biệt khắc nghiệt
Thậm chí trong giới sinh viên, truyền tai câu nói rằng “Nếu bạn cảm thấy không ổn thì chính bạn phải thay đổi để phù hợp với Havard”. Các sinh viên của Havard được báo cáo là thường xuyên phải sử dụng tới thuốc chống trầm cảm.
Các tổn thương tâm lý đến từ việc học tập quá căng thẳng và không có thứ gọi là “mạng lưới xã hội” trong cộng đồng sinh viên vì ai cũng chỉ nghĩ tới thăng tiến trong học tập.
Christine, một sinh viên năm cuối tại Đại học Harvard, Mỹ từng thẳng thắn nó ra rằng: "Tôi thấy thà tự tử còn hơn phải nhận thất bại”.
Giấc mơ Harvard và hàng loạt sinh viên tự tử vì áp lực
Nhiều danh nhân đã từng đến Havard để trò chuyện như tỷ phủ Bill Gates, cựu tổng thống Mỹ Bill Cliton hay cố lãnh đạo Cuba Fidel Castro,… Tổng thống Mỹ Barack Obama từng cho rằng, bất cứ ai từng là sinh viên của Havard thì đều phải nhớ: “Vào đây để trau dồi khôn ngoan và rời khỏi đây để về phục vụ tốt hơn nhân loại, đất nước”.
Cổng Johnson, cánh cổng thường xuyên đóng im ỉm của ĐH Havard. Lí do là bởi mỗi sinh viên chỉ bước qua đây 2 lần trong quá trình học. Đó là lúc nhập học và khi tốt nghiệp ra trường
Có rất nhiều điều tuyệt vời mà nhiều người biết về trường Đại học Harvard danh tiếng của Mỹ: hệ thống thư viện lớn nhất thế giới, các giáo sư đoạt giải Nobel, những học sinh thông minh và đa quốc tịch… Tuy nhiên, tại ngôi trường lâu đời nhất nước Mỹ này, có rất nhiều hoạt động khác mà ít người biết đến, trong đó nổi bật nhất là thể thao, các bữa tiệc và một nghi lễ “khỏa thân la hét” vô cùng đặc biệt. Mời độc giả đón xem kỳ 2: Khỏa thân la hét và những thú vui ngỡ ngàng của sinh viên Harvard vào sáng mai, Chủ nhật ngày 18/12! |
Post a Comment