Nhiều quốc gia trên thế giới đang rất ưa chuộng xe buýt siêu nhanh BRT và coi nó như người bạn đồng hành không thể thiếu trong cuộc sống thường ngày.
BRT là hệ thống xe buýt siêu nhanh nhằm đáp ứng một số điều kiện cơ bản nhất mà hành khách đưa ra, bao gồm cả mức độ an toàn lẫn tính tiện ích nổi trội so với các loại phương tiện công cộng thông thường khác.
Để đảm bảo tốc độ di chuyển tối thiểu, xe buýt BRT phải được vận hành trên một phần đường riêng nhằm tránh bị cản trở bởi sự đông đúc hay tình trạng ách tắc giao thông vào khung giờ tan tầm.
Ngoài ra, hệ thống siêu buýt trên cũng có thiết kế, hệ thống dịch vụ và cơ sở vật chất chuyên biệt để nâng cao chất lượng và giảm tải tối đa các nguyên nhân gây trễ thời gian đón trả khách.
BRT là hệ thống xe buýt siêu nhanh nhằm đáp ứng một số điều kiện cơ bản nhất mà hành khách đưa ra.
Mọi thứ trên xe buýt siêu nhanh sẽ được đơn giản hoá, linh hoạt và có giá thành thấp hơn so với các loại xe buýt truyền thống.
Được miêu tả giống như "tàu điện ngầm trên mặt đất", hệ thống xe buýt BRT thường có thiết kế khá đặc biệt để cung cấp sức chở hành khách và tốc độ di chuyển tương tự với hệ thống tàu điện ngầm chuyên dụng.
Dĩ nhiên, siêu buýt BRT cũng cần có một số đặc điểm nổi bật hơn so với các loại buýt thông dụng khác: Không ít quốc gia lớn đã thiết kế những làn đường riêng biệt để tránh việc phương tiện này bị cản trở khi bắt đầu vào bến.
Thậm chí, xe buýt còn được ưu tiên tại các ngã tư để giảm thiểu thời gian đứng chờ đèn tín hiệu chuyển xanh.
Họ cũng có hệ thống thu tiền vé trước khi lên xe nhằm tránh gây trở ngại cho tài xế cũng như loại bỏ được thời gian chờ thanh toán vốn đã quá lâu la.
Hệ thống siêu buýt trên cũng có thiết kế, hệ thống dịch vụ và cơ sở vật chất chuyên biệt.
Tại một số quốc gia trên thế giới, hệ thống xe buýt BRT còn được bố trí riêng một làn đường ở giữa để tránh bị cản trở khi di chuyển vào bến.
Từng có khoảng thời gian du lịch tại Đài Bắc, Đài Loan, facebooker Hoang Anh đã có những chia sẻ rất thật về hệ thống xe buýt dạng BRT ở quốc gia này như sau: "Giao thông tại đây rất phát triển, tàu cao tốc chạy nhanh, êm và quy củ. Hệ thống đường xá hiện đại, sạch sẽ, người dân tôn trọng luật an toàn giao thông.
Cũng giống như Việt Nam, người dân Đài Loan đa phần đều sử dụng các phương tiện giao thông công cộng và hệ thống kết nối các loại hình ấy rất hiện đại và thuận lợi.
Xe buýt siêu nhanh của họ cũng chạy ở giữa đường, nhiều đoạn có hẳn đường riêng, hoạt động liên tục từ 5h sáng tới 24h đêm. Nhưng khó chịu nhất là ở điểm chờ xe buýt tại đây không bao giờ thấy có hàng nước và không được chui vào nhà chờ có cửa điện"."
Mặc dù vẫn còn nhiều bất cập chưa thể giải quyết, song hệ thống xe buýt BRT vẫn đang rất được lòng người dân trên toàn thế giới. Đáng nói hơn, Việt Nam cũng sẽ chào đón dàn siêu buýt ưu việt với gam xanh bắt mắt nói trên vào cuối tháng 12 này.
Tại Đài Loan, hệ thống xe buýt siêu nhanh cũng được rất nhiều người đón nhận.
Hiện có khoảng hơn 40 hệ thống xe buýt BRT đang hoạt động trên khắp thế giới, đồng thời được khá nhiều người dân yêu thích và đón nhận.
Theo đó, được đánh giá cao nhất là hệ thống xe buýt GBRT tại thành phố Quảng Châu, Trung Quốc với chiều dài 22km, mỗi ngày chuyên chở hơn 1 triệu lượt hành khách khác nhau.
Hệ thống xe buýt BRT TransMilenio tại thành phố Bogotá, Colombia cũng không hề kém cạnh khi có chiều dài xấp xỉ 106km, mỗi ngày phục vụ hơn 2,1 triệu lượt hành khách qua lại.
Tuy nhiên, các trạm dừng xe lại không hề có quán bán nước và khách hàng không được đi vào khu nhà chờ có cửa điện.
Mỗi hệ thống đều có phương án đánh giá riêng của mình nhưng đa phần đều chia thành 3 mức như: Vàng, bạc và đồng. Ước tính, trong số hơn 40 hệ thống xe buýt BRT đang hoạt động trên khắp thế giới thì chỉ có 8 hệ thống đạt tiêu chuẩn Vàng mà thôi.
This article passed through the Full-Text RSS service - if this is your content and you're reading it on someone else's site, please read the FAQ at fivefilters.org/content-only/faq.php#publishers.
Recommended article: The Guardian's Summary of Julian Assange's Interview Went Viral and Was Completely False.
Post a Comment