Bạn có nằm trong số những người thắc mắc rằng có phải người ngoài hành tinh không bao giờ trả lời chúng ta không? Vậy thì các nhà khoa học sẽ trả lời cho bạn câu hỏi đó.
Paul Sutter là một nhà vật lý học thiên thể tại trường Đại học bang Ohio và cũng là nhà khoa học chính tại Trung tâm Khoa học COSI. Bên cạnh đó, nhà vật lý học thiên thể Sutter còn là chủ của trang: Ask a Spaceman, RealSpace và COSI Science Now.
Có thể bạn đã nghe những tin tức gần đây về các tín hiệu phát thanh kỳ lạ hoặc bí ẩn đến từ không gian vũ trụ. Hầu như những tín hiệu phát thanh từ không gian vũ trụ đều có trong tin tức hàng ngày. Khoảng 6 tháng hoặc lâu hơn, một sự phấn khích và thảo luận sôi nổi trên khắp thế giới như các báo cáo đến từ một số kính thiên văn hoặc thiết bị thăm dò và các quan sát về những hiện tượng tự nhiên không rõ nguyên nhân.
Viện SETI sử dụng mảng kính thiên văn Alien Telescope Array ở California để xác nhận một tín hiệu vô tuyến hấp dẫn đến từ ngôi sao HD 164.595, nằm cách Trái đất khoảng 94 năm ánh sáng. (Nguồn ảnh: Viện SETI).
Một tín hiệu mạnh mẽ lạ thường đến từ ngôi sao giống Mặt trời. Một mô hình lặp lại dường như quá rõ ràng trong thiên nhiên. Âm thanh "beep" và "boop" từ các nguồn chưa xác định được với những ký hiệu khó hiểu. Chắc chắn, ở đó có hàng tấn công cụ trong không gian có khả năng tạo ra những tín hiệu đó, nhưng cũng có thể...do chính nó? Đây có phải là một bằng chứng quan trọng để trả lời cho một trong những câu hỏi quyết định không? Liệu chỉ có một mình chúng ta?
Sẽ chẳng bao giờ nhà thiên văn nghiêm túc vội vàng thốt lên rằng: "Này mọi người, tôi đã tìm thấy người ngoài hành tinh rồi". Tuy nhiên, họ đều có một khao khát mạnh mẽ được tên trong cuốn sách lịch sử. Vì vậy, khi các tín hiệu này bật lên, bạn sẽ nhận được rất nhiều cái "nhún vai" và "hắng giọng" nói kiểu: "Hãy nhìn xem, chúng tôi khá chắc chắn rằng nó là tự nhiên, nhưng chúng ta không thể loại trừ người ngoài hành tinh".
Hãy để tôi kể cho bạn nghe một vài câu chuyện:
Punxa (nguồn phát xạ thiên hà)
Vào cuối những năm 1960, nhà vật lý học thiên thể Jocelyn Bell Burnell đã làm việc với cố vấn của cô - Antony Hewish, và sử dụng kính viễn vọng mới ở gần Cambridge, Anh. Sau khi quét một vị trí đặc biệt trên bầu trời, họ đã ghi lại được một tín hiệu bất thường: "Một nguồn tin trên bầu trời thường xuyên gửi đi, các vụ nổ lặp đi lặp lại, khoảng thời gian cách nhau một cách chính xác kỳ quái 1,33 giây".
Tín hiệu rất thường xuyên và rất chính xác. Khi đề cập đến nó, họ táo bạo đặt ký hiệu cho các tín hiệu này là "LGM", viết tắt của "Little Green Men" nghĩa là "Những người tí hon xanh". Họ không nghĩ họ đã tìm thấy một nền văn minh tiên tiến E.T, nhưng ...rằng bạn không bao giờ biết được điều đó. Cẩn tắc vô áy náy. Tùy trong từng trường hợp.
Giả thuyết LGM bắt đầu suy yếu khi họ tìm thấy một nguồn khác, nguồn khác và nguồn khác nữa. Sau đó là rất nhiều nguồn khác nữa. Cuối cùng, các nhà học thuyết thức tỉnh, bắt đầu chú ý và hiểu ra rằng: Các tín hiệu không được gây ra bởi "những người tí hon xanh", nhưng khá ít sao nơtrôn trắng được bọc trong các từ trường cực mạnh, chiếu sáng tia bức xạ vào không gian giống như ngọn hải đăng. Ngày nay chúng ta gọi nó là Punxa (Pulsars).
Tín hiệu "Wow!"
Bản in một tín hiệu sóng radio trong không gian đã được phát hiện vào ngày 15/8/1977, được biết đến là tín hiệu "Wow!" sau khi nhà thiên văn học Jerry Ehman viết lời cảm thán đó ngay bên cạnh cụm số liệu, bày tỏ sự ngạc nhiên của ông trước khám phá kỳ lạ này. (Nguồn ảnh: Đài thiên văn Ohio State University Radio Observatory và Đài thiên văn North American AstroPhysical Observatory).
Năm 1977, nhà thiên văn Jerry Ehman đã nghe bằng "Big Ear", một máy thiên văn vô tuyến được tiến hành bởi trường Đại học bang Ohio. Hoàn thành nhiệm vụ khoa học của nó, kính thiên văn dành riêng cho những quan sát SETI (search for extraterrestrial intelligence). Vào một đêm, một tín hiệu khổng lồ, sáng, kéo dài rơi vào góc hẹp của từ trường kính thiên văn. Trong vòng 72 giây, tín hiệu nguồn "hét" vào thiết bị Big Ear với một tần số đặc biệt: 1.420 Mhz (megahertz), tần số mà khí hydro trung tính tự nhiên phát ra qua quá trình chuyển đổi đảo spin của điện tử. Nó là một tần số không thể nhầm lẫn được, một thẻ điện thoại vũ trụ.
Nhà thiên văn học Jerry Ehman nhìn vào một bản in máy tính từ kính thiên văn radio Big Ear ở bang Ohio, Mỹ và đã phát hiện thấy một sự gia tăng hoạt động mãnh liệt của các sóng radio. Sau đó, ông đã viết chữ "Wow!" trên mảnh giấy in và từ này đã trở thành tên gọi của dãy tín hiệu như được chúng ta biết đến ngày nay.
Perytons
Năm 1998, các kính thiên văn vô tuyến Parkes ở Úc bắt đầu thu được một tín hiệu kỳ lạ: Thỉnh thoảng có tiếng "chiếp chiếp" nhảy từ một tần số này sang tần số khác, chỉ kéo dài một vài mili giây và dường như không đến từ nơi nào. Tiếng kêu chiếp, chiếp, chiếp, các tín hiệu nhỏ - được gọi là "perytons" - bị làm mờ đi bởi máy móc thiên văn và các nhà thiên văn học trên khắp thế giới trong nhiều thập kỷ.
Cho đến năm 2015, đó là khi sinh viên Emily Petroff tốt nghiệp và cộng tác viên tìm ra được nguyên nhân: lò vi sóng trong trung tâm du khách. Bạn đã bao giờ mất kiên nhẫn và mở lò vi sóng trước khi mọi thứ hoàn thành chưa? Đặc biệt, mô hình của họ không tắt ngay lập tức được và làm dò rỉ một chút bức sóng điện từ mà kính thiên văn đã thu lại.
Người ngoài hành tinh không bao giờ là câu trả lời
Trong tất cả các trường hợp này, và nhiều hơn nữa, sự suy đoán có thể vượt quá bằng chứng - không nhất thiết có liên quan đến các nhà thiên văn học, nhưng hầu hết thường nằm trong các cuộc thảo luận xung quanh những phát hiện. Công chúng là tiền đề cho việc dẫn truyền ngoài hành tinh: Chúng ta đang nói về vô tuyến truyền thanh và nếu viện SETI hay những nhóm khác có thu được một tín hiệu vô tuyến kỳ lạ, thì có thể là người hành tinh đang nói chuyện với chúng ta, chúng tôi phỏng đoán vậy.
Dưới đây là phỏng đoán: Giả thuyết rằng người ngoài hành tinh gây ra một tín hiệu vô tuyến bí mật là gần như "vô ích" bởi những sinh vật thông minh có thể tạo ra bất kỳ những tín hiệu nào mà nó muốn. Nghe thấy tiếng "bleep-bleep-bloop"? Có thể là do người ngoài hành tinh làm. Có nghĩa là "bloop-bloop-bleep". Đúng vậy, người ngoài hành tinh có thể làm được điều đó. Giả thuyết không dự đoán chắc chắn rằng "người ngoài hành tinh đã làm vậy". Nhưng chúng ta cũng không thể bác bỏ nó.
Khi một giải thích vật lý thiên văn học tự nhiên yếu hoặc không đủ thuyết phục, thường có một sự "cám dỗ" băn khoăn rằng người ngoài hành tinh đã làm điều đó. Sau đó, chúng ta không thể loại trừ người ngoài hành tinh bởi các diễn viên thông minh có khả năng làm nhiều thứ, bất kể thứ gì. Chúng ta không thể loại trừ trường hợp đó, vì vậy đó là một vị trí "khoa học vô dụng".
Đó là một bước nhảy vọt rất, rất lớn để đi từ "Chúng tôi không biết điều gì gây ra những tín hiệu này" đến "Người ngoài hành tinh gây ra những tín hiệu này".
Các nhà thiên văn học đánh giá cao kính thiên văn vô tuyến bởi chúng giúp ích rất nhiều khi thực hiện khoa học. Tuy nhiên vẫn luôn có những hiện tượng trong vũ trụ mà chúng ta không thể giải thích được. Đó là lý do tại sao các nhà thiên văn học vẫn phải tiếp tục nghiên cứu - ở đó có rất nhiều thứ, chỉ đơn giản là chúng ta không hiểu. Những tín hiệu, sinh vật, sự quan sát và các công trình. Đây là một vũ trụ rất lớn để có thể ra khỏi đó.
Tôi không nói "đó là người ngoài hành tinh" nhưng cũng không khẳng định rằng "nó không phải là người ngoài hành tinh".
Post a Comment