Đau đầu do thời tiết thường xảy ra ở những người nhạy cảm với sự thay đổi của nhiệt độ, độ ẩm, áp suất không khí... Chưa kể, thời tiết cũng ảnh hưởng đến việc cơ thể bị mất nước, căng thẳng, mất ngủ... khiến cơn đau đầu dễ xảy ra hoặc tái diễn, trở thành đau đầu mãn tính.

Mặc dù ở Việt Nam chưa có thống kê cụ thể nhưng cứ vào mỗi dịp thời tiết thay đổi, số lượng người đến khám chuyên khoa thần kinh vì đau đầu tăng lên rõ rệt, trong đó, có hai dạng đau đầu cơ bản là đau cả đầu hoặc đau nửa đầu.

Giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Văn Thông, chủ tịch Hội Phòng chống đột quỵ miền Bắc - Chủ nhiệm Bộ môn Thần kinh Viện nghiên cứu YDLS108 kể, nhiều người tới khám bệnh với các triệu chứng rất giống nhau như thường xuyên bị nhức, đau đầu âm ỉ, tê buốt hoặc đau dữ dội, choáng váng; cơn đau còn lan xuống cả hốc mắt, mũi... mỗi khi trời nắng nóng chuyển sang mưa gió hoặc đang đi ngoài trời nắng vào phòng máy lạnh, tắm sớm hoặc khuya, đi du lịch ở vùng khí hậu khác gây nhiều phiền toái trong công việc, cuộc sống.

Đau đầu là triệu chứng rối loạn hoạt động não bộ, tăng nguy cơ đột quỵ.
Đau đầu là triệu chứng rối loạn hoạt động não bộ, tăng nguy cơ đột quỵ.

Khi bị đau đầu do thời tiết, nhiều người thường cho rằng, đây là triệu chứng thoáng qua, tự hết và không đáng lo. Tuy nhiên, theo giáo sư Nguyễn Văn Thông, đau đầu khi thời tiết thay đổi còn là dấu hiệu cho thấy hoạt động não bị rối loạn, đặc biệt là các tổn thương mạch máu não như xơ vữa động mạch, thiếu máu não.

Quá trình tổn thương này liên quan chặt chẽ đến sự gia tăng của gốc tự do - chất có hại sinh ra trong quá trình chuyển hóa của cơ thể và các tác động bên ngoài như căng thẳng, mất ngủ...thúc đẩy hình thành mảng xơ vữa, cản trở máu lên não.

Khi có sự "cộng hưởng" từ thời tiết sẽ làm mạch máu tắc nghẽn nặng hơn, thay đổi độ nhớt của máu và các hóa chất trung gian ở não, dẫn đến các rối loạn vận mạch, khiến mạch máu não giãn nở, biến đổi bất thường, gây nên cơn đau đầu, đau nửa đầu.

40% trường hợp đột quỵ liên quan trực tiếp đến đau đầu, theo nghiên cứu của trường đại học Y khoa Hoàng gia London. Đặc biệt, nguy cơ này tăng lên rất nhiều khi thời tiết nóng, lạnh đột ngột khiến các động mạch đưa máu lên não bị tắc nghẽn nặng gây chết tế bào não do thiếu ô xy và dưỡng chất hoặc sức cản ngoại vi tăng cao gây đứt, vỡ mạch máu não gây ra đột quỵ. Do vậy, cần lưu ý đến nguy cơ cơn đột quỵ gần ở người bị đau đầu, đặc biệt với những người bị đau đầu mãn tính.

Theo phó giáo sư, tiến sỹ Vũ Anh Nhị, Chủ tịch Hội Thần kinh học thành phố Hồ Chí Minh, khi đau đầu khởi phát hoặc tăng nặng do thay đổi thời tiết, người bệnh thường gắng chịu đựng hoặc tin vào các cách truyền miệng, "cậy nhờ" thuốc giảm đau để cắt cơn.

Tuy nhiên, các tác động cơ học như massage, xoa bóp hay cạo gió chỉ mang tính đối phó với cơn đau đầu cấp tính, không thể can thiệp sâu khi những mạch máu đã bị tổn thương. Còn thói quen lạm dụng thuốc giảm đau tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe vì làm mất đi dấu hiệu cảnh báo sớm các tổn thương mạch máu não, đặc biệt là cơn đột quỵ từ đau đầu.

Y học hiện đại nhấn mạnh phòng và cải thiện đau đầu phải đi từ gốc bằng cách chống các gốc tự do, đồng thời tăng cường hệ thống phòng vệ tự nhiên của cơ thể tại não.

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top