Những hình ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội về công thức làm giả thịt bò khiến nhiều người bất an, rùng mình khi nghĩ tới món ăn hàng ngày.

Ngày 4/12, trên mạng xã hội, một tài khoản có tên P.N. đã chia sẻ 4 clip ghi lại công nghệ "hô biến" thịt lợn sề thành thịt bò theo công thức: thịt lợn sề + mỡ trâu, bò + tiết trâu, bò = thịt bò.

Trong clip, một người dùng dao thái nhỏ miếng thịt lợn sề đông lạnh, sau đó, dùng dung dịch đỏ sẫm trong túi nilon cho vào bóp nhuyễn. Ngay lập tức, các miếng thịt lợn màu trắng chuyển sang màu đỏ thẫm đặc trưng của thịt bò.

Thông tin này nhận được sự quan tâm của rất nhiều người với gần 60.000 lượt chia sẻ, 10.000 bình luận.

Thịt lợn sề được "hô biến" thành thịt bò nhờ tiết trâu/bò.
Thịt lợn sề được "hô biến" thành thịt bò nhờ tiết trâu/bò. (Ảnh: P.N).

TS Nguyễn Hùng Long - Cục phó Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) - khẳng định việc thịt lợn giả thịt bò là hành vi gian lận thương mại. Về mối nguy hại của việc làm này, ông Long cho rằng cơ bản chưa gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng rất cần phải xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, cán bộ Viện Công nghệ Sinh học - Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, cách làm giả thịt bò bằng thịt lợn sề hoàn toàn có thật. Thịt lợn sề thường được nuôi lâu năm, thớ thô, có màu sẫm đồng thời khi chế biến dai hơn thịt lợn thông thường. Giá bán của thịt lợn sề rẻ hơn thịt bò nên các tiểu thương đã lợi dụng điều này để thu về lợi nhuận cao gấp nhiều lần.

"Mỡ trâu hay bò đều có mùi khá giống nhau và đặc trưng nên dùng để bôi vào thịt lợn chắc chắn chúng sẽ có mùi vị như thịt bò. Còn tiết trâu, bò sẽ giúp họ tạo màu", PGS Thịnh cho hay.

Tiết trâu/bò được dùng để trộn tạo màu cho thịt lợn sề.
Tiết trâu/bò được dùng để trộn tạo màu cho thịt lợn sề. (Ảnh: P.N).

"Nếu các loại thịt đều sạch và công thức trên được thi hành đúng thì không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Bởi mỡ và tiết trâu, bò đều ăn được", PGS Thịnh cho biết.

Tuy nhiên, chúng sẽ gây hại khi nguồn thịt không rõ nguồn gốc, ôi thiu, tiết bị nhiễm khuẩn hoặc tiểu thương dùng hóa chất để làm giả thịt bò.

Chuyên gia khuyến nghị mọi hành vi gian lận cần được xử lý nghiêm, không để người dân bị lừa gạt. Trong trường hợp này, người tiêu dùng không nên quá hoang mang và cần bình tĩnh, phân biệt thật giả khi mua hàng.

PGS Thịnh tư vấn:

  • Phần giữa miếng thịt lợn giả thịt bò sẽ có màu trắng vì khi ngâm, tiết bò không thể ngấm thấu sâu vào bên trong. Thịt bò sẽ có sự đàn hồi, khi thái nhìn từ ngoài vào trong sẽ chỉ có một màu.
  • Người dân khi mua hàng có thể dùng tay, giấy, hoặc khăn ướt kỳ mạnh một lượt lên miếng thịt. Nếu miếng giấy ướt dính máu đông, đồng thời miếng thịt lộ màu nhợt nhạt thì là thịt giả.

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top