Sau nhiều tháng nỗ lực vận động cộng đồng quốc tế, thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đã được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại. Càng tự hào hơn đây là lần đầu tiên, UNESCO vinh danh người phụ nữ Việt Nam qua hình ảnh của thánh Mẫu.

Nghi lễ hầu đồng được các nghệ sĩ tái hiện trên sâu khấu.

Việc tín ngưỡng thờ Mẫu được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại sẽ làm tăng vị thế của nghệ thuật truyền thống Việt Nam trong kho tàng của nhân loại, mặt khác sẽ làm cho cộng đồng yêu nghệ thuật trên thế giới có thêm một sự lựa chọn đặc sắc trong nhu cầu trải nghiệm văn hoá toàn cầu của mình.

Thực hành cơ bản của tín ngưỡng thờ Mẫu bao gồm các lễ cúng, lên đồng, hát văn, và lễ hội, tiêu biểu là Lễ hội phủ Dầy ở tỉnh Nam Định diễn ra vào ngày 3 tháng 3 âm lịch (ngày mất của thánh Mẫu Liễu Hạnh). Các thực hành thể hiện những yếu tố văn hóa truyền thống như trang phục, âm nhạc, múa, diễn xướng dân gian mang đậm bản sắc văn hóa Việt, được sáng tạo, phát triển, lưu truyền qua các thế hệ hàng trăm năm.

Các nghệ sĩ tái hiện lại các giá đồng trên sân khấu.

Việc hồ sơ thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại một mặt sẽ góp phần tăng cường vị trí, vai trò của di sản đối với xã hội, làm giàu thêm bức tranh đa dạng văn hóa của Việt Nam và của nhân loại, mặt khác sẽ làm cho cộng đồng, những người thực hành di sản nhận thức sâu sắc thêm về di sản của mình để họ tự hào và tích cực hơn trong công tác tham gia bảo vệ, phát huy giá trị của Tín ngưỡng thờ Mẫu.

Khách nước ngoài cũng nhiệt tình xem nghệ sĩ biểu diễn

Với Tứ Phủ, một sản phẩm văn hoá nữa khẳng định tầm nhìn, cũng như dấu ấn tiên phong của đạo diễn Việt Tú trong lĩnh vực tạo ra các tác phẩm nghệ thuật đương đại nhưng dựa trên nền tảng văn hoá dân tộc.

Đạo diễn Việt Tú chia sẻ đầy cảm xúc: “Hành trình của Tứ Phủ rất đáng tự hào, khi đây là vở diễn đầu tiên của một công ty tư nhân góp phần giúp công chúng nhìn nhận rõ nét hơn về văn hoá hầu đồng truyền thống của dân tộc, đồng thời cho thấy giá trị của tín ngưỡng thờ Mẫu trong kho tàng tâm linh của người Việt”.

Đạo diễn Việt Tú

Trả lời câu hỏi: Điều gì thôi thúc anh thực hiện vở diễn tái hiện nghi lễ hầu đồng thay vì các show giải trí thường thấy? Đạo diễn Việt Tú cho pv báo Người Đưa Tin biết: "Khi còn nhỏ, tôi đã được sống trong bầu không khí thẫm đẫm nghệ thuật dân tộc, được quan sát các màn biểu diễn của mẹ cùng các đồng nghiệp là những nghệ sĩ kỳ cựu với hơn 30 năm trong nghề của đoàn múa rối nước Thăng Long, Hà Nội. Những giá trị nghệ thuật dân tộc mà họ đem lại trong các màn biểu diễn vô cùng to lớn. Chính những điều ấy đã thôi thúc tôi phải tiếp tục con đường phát triển văn hoá dân tộc và cho ra đời vở diễn Tứ Phủ.

Khán giả cũng rất hào hứng khi xem các nghệ sĩ diễn hầu đồng, Tứ phủ

"Về khía cạnh tâm linh, tôi tin mình là người được chọn để làm việc này. Vì đó là nhân duyên của tôi với cuộc đời. Còn ở khía cạnh nghệ thuật, không chỉ riêng tôi mà bất kỳ ai trong giới nghệ sĩ cũng đều có trách nhiệm bảo tồn văn hóa dân tộc và giới thiệu tới bạn bè trong nước lẫn quốc tế. Điều này càng trở nên đặc biệt hơn khi tổ chức UNESCO vừa công nhận thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt là Di sản văn hóa phi vật thể" - đạo diễn Việt Tú cho hay.

Lạc Thành

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top