Các nhà vua liên tục ra đi.

Những cuộc chia tay trong ngành công nghiệp thời trang vẫn không ngừng tiếp diễn trong nhiều năm trở lại đây. Ngày 20/7, giới thời trang, đặc biệt là những người yêu thích thương hiệu Oscar de la Renta đón nhận một thông tin không mấy vui khi giám đốc sáng tạo Peter Copping đã nói lời từ biệt với một trong thương hiệu đình đám bậc nhất xứ cờ hoa.

"Sau gần hai năm tại Osca de la Renta, tôi phải quay trở lại Châu Âu vì nhiều lý do cá nhân. Tôi yêu quý khoảng thời gian sống tại New York và hi vọng sẽ quay trở lại đây trong tương lai" - nhà thiết kế chia sẻ về lý do rời vị trí giám đốc sáng tạo của Oscar de la Renta.

Peter Copping từng được lựa chọn với hi vọng tiếp nối "di sản thời trang" cho Oscar de la Renta vào tháng 10/2014. Tuy nhiên, chưa đầy 2 năm sau đó, ông lại quyết định "dứt áo ra đi", thậm chí hành trình của ông tại Oscar de la Renta còn ngắn hơn cả hành trình của Heidi Slimane tại Saint Lauren, Rif Simons tại Dior hay Alexander Wang tại Balenciaga.

Vào ngày 19/7, Peter Copping đã thông báo rời khỏi Oscar de la Renta sau gần 2 năm gắn bó

Thời trang thế giới hiện nay đang trên một con dốc trượt dài mà chuyến khởi hành đầu tiên là của nhà thiết kế Tom Ford khi ông rời tập đoạn Gucci vào năm 2003. Đó là một kết cục đáng buồn do bất đồng về việc vi phạm quyền lực giữa Tom Ford và Gucci. Đây được xem là một sự kiện "thảm khốc" trong ngành công nghiệp thời trang Ý khi thương hiệu vốn làm nên bản sắc thời trang nước Ý đã mất đi một nhà thiết kế tài ba.

Tiếp đó, tình trạng biến động vị trí giám đốc sáng tạo thường xuyên xảy đến với các nhà mốt. Vào năm 2005 sau khi rời Gucci, Alessandro Michele tới làm việc cho Moncler Gamme Rouge nhưng anh cũng nhanh chóng "nhảy" sang Valentino.

Tuy vậy, chỉ sau 2 bộ sưu tập cho thương hiệu này, Alessandro lại bị thay thế và anh quyết định làm việc cho thương hiệu Pinko. Cho tới năm 2013, Alessandro Michele mới tìm được điểm dừng chân là thương hiệu Tod's với vị trí giám đốc sáng tạo, thay thế cho nhà thiết kế Derek Lam.

Tại thương hiệu Nina Ricci, Lars Nilsson giữ chức giám đốc sáng tạo từ năm 2003 đến 2006 trước khi bị thay thế bởi Olivier Theyskens. Olivier Theysken cũng chỉ làm việc cho Nina Ricci được 5 năm  từ 2009 đến 2014) và sau đó nhường lại vị trí cho Guillaume Henry. Olivier sau đó cũng gây dựng được sự nghiệp tại thương hiệu Theory ở New York trong vòng 3 năm kể từ năm 2011.

Tại thương hiệu Celine, biến động nhân sự xảy ra khi nhà thiết kế Michael Kors rời đi vào năm 2004 và Roberto Menichetti được chọn làm nhà thiết kế thay thế vị trí giám đốc sáng tạo. Nhưng chỉ sau 2 mùa, Roberto cũng phải nói lời chia tay với Celine để nhường ghế cho Ivana Omazic. Người tiếp nối Ivana Omazic tại Celine là Phoebe Philo.

Thời trang thế giới hiện nay đang trên một con dốc trượt dài về biến động vị trí giám đốc sáng tạo

Sự thật cay đắng đằng sau sự ra đi đồng loạt của các giám đốc sáng tạo

Theo nhà báo Lauren Sherman phát biểu trên tờ Business of Fashion today thì hầu hết hợp đồng lao động của các giám đốc sáng tạo được ký ít nhất 3 năm để họ có thể có được một lối thoát khẩn cấp.

Mỗi năm, các nhà thiết kế phải sống dưới áp lực tung ra rất nhiều bộ sưu tập mỗi năm, từ cao cấp (couture), nghỉ mát (resort) cho tới ready-to-wear (đồ may sẵn). Đến nỗi, rất nhiều người lên án ngành công nghiệp thời trang đang làm tổn hại đến sức khỏe tinh thần của các nhà thiết kế.

Trước khi giám đốc sáng tạo Rif Simons bất ngờ rời khỏi Dior vào tháng 10/2015 vì "một vài lý do cá nhân" thì ông đã từng kể về lịch trình làm việc "điên rồ" của mình trong một buổi phỏng vấn với nhà phê bình thời trang Cathy Horyn.

"Tôi có một lịch trình dày đặc mỗi ngày, bắt đầu từ 10h sáng và cứ thế, mỗi phút sau đó đều đầy ắp công việc. Từ 10h10 đến 10h30 là xử lý các mẫu thiết kế giày, từ 10h30 đến 11h15 là thời gian dành cho các mẫu trang sức. Tất cả đều được hẹn giờ. Cả tuần cứ liên tục như vậy. Nếu như ngày hôm đó có một cuộc họp thì cả ngày hôm đó thật kinh khủng"- Rif Simons tâm sự.

Không chỉ có công việc thiết kế váy áo,  các giám đốc sáng tạo còn gánh trên vai gánh nặng giám sát toàn bộ thương hiệu. Ví dụ như nhà thiết kế Slimane ở Saint Lauren hay Elbaz tại Lanvin không chỉ đảm nhận vai trò thiết kế trang phục, phụ kiện mà họ còn phải giám sát các chương trình quảng cáo, thiết kế cửa hàng và quảng bá hình ảnh thương hiệu.

Rif Simons từng than thở rằng với một lịch trình dày đặc như thế, các nhà thiết kế không còn thời gian dành cho sự sáng tạo. NTK Elbaz cũng đồng tình với quan điểm của Rif Simons tại một buổi nói chuyện diễn ra vào hồi tháng 5 vừa qua. "Các nhà thiết kế làm việc như một cái máy, bấm nút và nói. Chúng ta phải sáng tạo cơ mà!".

Không chỉ có công việc thiết kế váy áo,  các giám đốc sáng tạo còn gánh trên vai gánh nặng giám sát toàn bộ thương hiệu.

Giải thích lý do đằng sau sự ra đi liên tiếp của các giám đốc thời trang, Kate Betts, cựu phóng viên thời trang của tờ tạp chí Harper's Bazaar chia sẻ: "Có quá nhiều thông tin, quá nhiều sản phẩm được sản xuất quá nhanh, quá nhiều nhu cầu. Và thời trang là chu kỳ sáng tạo nhanh nhất, nói không hề ngoa chứ nó còn nhanh hơn cả công nghệ.

Từng là chu kỳ 6 tháng 1 lần nhưng bây giờ phải 3 tháng. Với một nhà thiết kế làm việc tại một thương hiệu lớn như Dior hay Chanel thì chu kỳ đó còn dừng ở con số 3 tuần. Họ phải sáng tạo toàn bộ bộ sưu tập trong 3 tuần".

Áp lực phải sản xuất, phải thiết kế được xuất phát từ nhu cầu ngày càng mạnh mẽ của khách hàng khi mà những chuỗi cửa hàng thời trang bán lẻ như Zara, H&M ngày càng lớn mạnh với những sản phẩm mới được tung ra hàng tuần.

Nhà thiết kế Jonathan Anderson của thương hiệu Loewe từng phát biểu trên tờ Women’s Wear Daily rằng: "Tôi nghĩ tốc độ sản xuất của ngành công nghiệp thời trang là những gì chúng tôi nghĩ rằng trước sau gì cũng sẽ đến. Cũng dễ hiểu thôi khi đây là cách mà cả thế giới đang làm. Đó là công cuộc chống lại sự nhàm chán.

Chúng tôi phải thích nghi với tốc độ này như cách chúng tôi đã từng thích nghi với các phương tiện truyền thông khác. Tôi nghĩ đó là biểu trưng của thời đại, không chỉ với thời trang mà với âm nhạc, phim ảnh và nghệ thuật. Tất cả đều phải bắt kịp với tốc độ của thế giới".

Không chỉ phải chịu trách nhiệm sản xuất sản phẩm nhiều hơn nữa, ngày nay các nhà thiết kế cũng cần phải làm cho mỗi show thời trang trên mạng xã hội trở nên sống động hơn. Tất cả những gì họ chạm đến đều phải thu hút được nhiều lượng "like" nhất có thể hoặc phát tán hình ảnh thật rộng rãi trên mạng xã hội.

Để có được sự tương tác này, ngay sau khi kết thúc show diễn, một số thương hiệu nhanh tay bày bán sản phẩm có trong bộ sưu tập tại các cửa hàng trên khắp thế giới. Trong khi đó, những nhãn hàng khác lại muốn "ém" hình ảnh thiết kế cho tới khi mùa thời trang thực sự bắt đầu. Cả hai chiến lược kinh doanh này đều nhằm một mục đích đối phó với sự lan tỏa của mạng xã hội truyền thông - nguyên nhân chính thúc đẩy chu kỳ nhanh chóng của ngành công nghiệp thời trang khiến các nhà thiết kế gặp nhiều áp lực trong nhiều năm gần đây.

Trước xu hướng kinh doanh này của ngành công nghiệp thời trang, nhà thiết kế Rif Simons bày tỏ ý kiến phản đối khá gay gắt: "Lạy chúa! Chúng ta sẽ bán mọi thiết kế ngay hôm show kết thúc hoặc 3 ngày sau đó hay chúng ta lại đăng chúng lên Tweet, Instagram? Tất cả những điều này thật ngớ ngẩn hết sức. Tôi không nghĩ là những trào lưu này sẽ thích hợp tới 30 năm sau".

Bất kể xu hướng quần áo hay mạng xã hội có kéo dài đến 30 năm sau thì cũng không thể làm thay đổi những nhu cầu hiện tại, từ cả những công ty thời trang hay các khách hàng thời trang đam mê công nghệ.

"Mô hình bán buôn đang dần thay đổi, phương thức khai thác thương hiệu cũng thay đổi mạnh mẽ kể từ khi các phương tiện truyền thông đang dần phổ biến và kinh doanh trên toàn cầu đang trở nên yếu đi do những bất ổn mà thế giới đang phải đối mặt. Đây quả thực là một thời kỳ khó khăn." - Rony Zeidan, người sáng lập kiêm giám đốc sáng tạo của thương hiệu RO NY trả lời tờ Racked qua email.

Mọi áp lực này đang ngày càng đè nén lên đôi vai của nhà thiết kế. Để rồi, Alexander Wang phải từ bỏ Balenciaga để tự sáng lập một thương hiệu riêng vào tháng 7/2015 sau 3 năm tiếp quản vị trí giám đốc sáng tạo tại đây. Hay như, Rif Simons sau khi quyết định rằng "Dior là quá nhiều đối với tôi", đã chọn một cuộc sống đơn giản hơn với một chú cún tên Luka và thực hiện những dự án đam mê của mình như dòng sản phẩm thời trang nam và hàng dệt may thiết kế.

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top