Một thợ sửa đàn người Anh bất ngờ phát hiện ra túi tiền lớn trị giá hơn 14 tỷ đồng khi đang lau chùi và chỉnh lại các phím trên chiếc đàn piano tại một trường học.
Trong khi sửa chữa cây đàn cho một trường học ở Anh, ông Martin Backhouse, 61 tuổi, thợ sửa chữa đàn, đã tìm thấy 913 đồng tiền xu được đúc trong các năm từ 1847 đến 1915.
Số tiền này được các chuyên gia cổ ước tính có trị giá 500.000 bảng Anh, tương đương với hơn 14 tỷ đồng theo thời giá hiện tại.
Bộ sưu tập đồng xu vàng được phát hiện trong chiếc đàn piano cổ.
Túi tiền lớn nhất từng được tìm thấy ở nước Anh này là một tài sản chưa xác định được người sở hữu hợp pháp. Bởi nhiều người tuyên bố họ là chủ nhân sở hữu cây đàn nhưng đều không đưa ra được bằng chứng.
Chiếc đàn vốn thuộc sở hữu của cặp đôi Graham Hemmings (72 tuổi) và vợ ông là bà Meg (65 tuổi). Tuy nhiên, họ không hay biết gì về kho báu này dù đã sở hữu cây đàn trong nhà suốt 33 năm qua cho đến khi quyên tặng nó cho một trường học thiếu nhạc cụ ở Shropshire, Anh.
Vợ chồng Graham Hemmings - người đã tặng cây đàn chứa túi tiền vàng trị giá nửa triệu bảng Anh cho một trường học.
Ông Martin Backhouse là người đã tìm ra túi tiền trong thùng đàn.
Họ đã mua cây đàn cũ để cho các con tập từ hồi nhỏ, sau khi họ trưởng thành, chiếc đàn đã lâu không có người dùng.
Ngay sau khi nghe thông báo một ngôi trường bị thiếu đàn piano cho học sinh luyện tập và rất mong nhận được sự quyên góp những cây đàn piano cũ không còn dùng đến của người dân địa phương thì cặp vợ chồng đã tặng cây piano này mà không phát hiện ra kho báu vàng bí mật nằm bên trong.
Tuy nhiên họ sẽ không được sở hữu số tiền "khủng" trên vì chiếc đàn không còn thuộc sở hữu của họ. Theo luật của Anh thì người thợ chỉnh dây đàn có công phát hiện, người thợ chỉnh đàn và trường học sẽ được chia đều số tiền với tỷ lệ 50:50.
Trong khi đó, người thợ chỉnh đàn, ông Martin Backhouse cho biết: "Tôi thấy các phím đàn bị kẹt. Tôi nhấc các phím đàn đó lên và tự nhủ chắc có cái gì đó ở bên dưới.
Tôi thấy một chiếc túi cũ được khâu rất cẩn cận và khi nhấc chiếc túi lên thì thấy nó rất cứng. Tôi dùng dao để rạch cái túi ra và thấy thứ ở bên trong giống như những đồng tiền vàng".
Vì không tin những gì mà mình nhìn, ông Martin đã đặt túi tiền vào chỗ cũ để không ai có thể nhìn thấy. Sau đó ông đi thẳng đến văn phòng để tìm hiệu trưởng. Họ đã di chuyển túi tiền được cất giấu với khối lượng tổng cộng 6kg vàng vào trong két sắt của nhà trường và gọi điện cho các nhà chức trách.
Ông Martin và nhà trường có thể bí mật giữ cho riêng mình nhưng họ không làm vậy.
Cây đàn chứa kho báu bí mật.
Khi được hỏi rằng có ý nghĩ nào thoáng qua trong đầu ông để âm thầm giữ bí mật này cho riêng mình không, ông cho biết: "Không, đó không phải là điều đúng đắn. Tôi tin rằng nhà trường cần số tiền đó cũng nhiều như tôi vậy".
Các nhà chức trách đã thông báo để tìm ra chủ nhân hợp pháp của túi tiền nhưng chưa có ai có bằng chứng để chứng minh. Hiện tại, túi tiền vàng được gửi tới Viện bảo tàng Anh để làm hiện vật. Viện bảo tàng sẽ chi trả bằng tiền mặt cho nhà trường và bác thợ chỉnh dây đàn với tỷ lệ bằng nhau (250.000 bảng Anh).
Chia sẻ về kế hoạch sử dụng số tiền này, ông Martin Backhouse cho biết ông sẽ cho các con mình số tiền đó còn ông sẽ nghỉ hưu sớm hơn vài năm bởi thính lực đã yếu.
Trong khi đó, dù không được hưởng một đồng nào, nhưng ông bà Hemmings cho biết họ không hối tiếc khi tặng chiếc đàn cho trường học.
Họ cũng bày tỏ sự ngưỡng mộ người thợ sửa chữa dây đàn với lòng trung thực và phần thưởng dành cho ông là xứng đáng.
Post a Comment