"Cái gì không biết thì tra Google" - nhưng đồng thời công cụ này cũng khiến ranh giới giữa "biết" và "không biết" trở nên thật mong manh.

Chẳng thể phủ nhận một điều rằng thế giới chúng ta đang sống phụ thuộc quá nhiều vào Google. Lưu ý, chúng ta không nhắc đến ông lớn của làng công nghệ, mà chỉ là một sản phẩm của hãng - chính là công cụ tìm kiếm phổ biến nhất hiện nay.

Thật vậy! Cư dân mạng ngày nay đang áp dụng triệt để câu nói "Cái gì không biết thì tra Goolge". Bất kỳ vấn đề gì hóc búa, Google gần như có thể giải quyết tất cả. Điều này xét cho cùng rất có lợi cho chúng ta, khi bản thân không cần phải nhớ quá nhiều thứ, mà chỉ cần một chiếc điện thoại và mạng Internet là đủ để nắm được cả thế giới.

Thế giới chúng ta đang sống phụ thuộc quá nhiều vào Google.
Thế giới chúng ta đang sống phụ thuộc quá nhiều vào Google.

Tuy nhiên, một nghiên cứu tâm lý tại ĐH Yale (Mỹ) đã chỉ ra rằng Google có thể gây ra một hệ lụy khá "nực cười" cho nhân loại. Theo đó, con người đang có xu hướng "ảo tưởng" về trí tuệ của bản thân, dẫn đến chuyện chúng ta tự tin quá mức khi đưa ra bất kỳ quyết định gì.

Cụ thể trong các thí nghiệm, những ứng viên có thể tự do tìm kiếm thông tin trên Internet luôn tin rằng kiến thức của bản thân vượt trội hơn so với người học theo kiểu bình thường - đọc sách, nghe giảng... Họ tin rằng não bộ của mình sắc bén hơn.

"Internet là một thứ quyền lực, nơi bạn có thể gõ vào bất kỳ câu hỏi nào, và rồi có ngay câu trả lời chỉ sau vài lần vuốt chuột, hoặc vuốt ngón tay" - Matthew Fisher, tiến sĩ tâm lý ĐH Yale.

Việc tìm kiếm thông tin trên Internet có thể đem lại cảm giác mạnh đến mức, chúng ta vẫn cảm thấy mình thông minh hơn.
Việc tìm kiếm thông tin trên Internet có thể đem lại cảm giác mạnh đến mức, chúng ta vẫn cảm thấy mình thông minh hơn.

"Rất dễ để ngộ nhận một kiến thức "của bạn", với kiến thức lấy từ nguồn bên ngoài. Chúng ta luôn có cái nhìn thiếu chính xác về những gì mình biết, và những gì có thể lấy được trên Internet".

Theo giáo sư tâm lý Frank Keil từ ĐH Yale, việc tìm kiếm thông tin trên Internet có thể đem lại cảm giác mạnh đến mức, chúng ta vẫn cảm thấy mình thông minh hơn, kể cả khi việc tìm kiếm không thực sự hiệu quả.

"Với Internet, ranh giới giữa thứ bạn biết và thứ bạn nghĩ mình biết trở nên thật mong manh" - Fisher bày tỏ đầy cảm xúc.

Nhưng điều này có ý nghĩa gì? Sẽ không có gì nếu như cảm giác đó chỉ giữ cho riêng bạn. Tuy nhiên các chuyên gia cảnh báo rằng đây là một cảm giác khá nguy hiểm, nhất là đối với các nhân vật có nhiều quyền lực - như chính trị chẳng hạn.

Với Internet, ranh giới giữa thứ bạn biết và thứ bạn nghĩ mình biết trở nên thật mong manh
Với Internet, ranh giới giữa thứ bạn biết và thứ bạn nghĩ mình biết trở nên thật mong manh.

"Khi một quyết định có thể gây ra hậu quả lớn, việc chúng ta phân biệt được kiến thức của bản thân và thứ "tưởng là biết" là rất quan trọng, vì bạn không thể giả định mình biết một thứ gì đó, trong khi bản thân mù tịt.

Internet có rất nhiều lợi ích, nhưng đổi lại là một số hệ lụy trong dài hạn".

"Việc hấp thụ kiến thức cho riêng mình thực ra rất khó, nhưng Internet đang khiến công việc này trở nên khó khăn hơn nữa".

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Experimental Psychology: General.

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top