Napoleon là một người gan dạ, một vị tướng tài ba của nước Pháp. Trên chiến trường ông không sợ bất cứ kẻ thù nào nhưng một đêm ngủ lại trong kim tự tháp Ai Cập lại khiến con người dũng cảm đó hoảng sợ. Vậy, Napoleon sợ điều gì? Chuyện gì đã xảy ra trong đêm đó?
Năm 1798, khi Ai Cập vẫn là thuộc địa của Anh, Napoleon đưa quân viễn chinh tới đất nước huyền bí nhằm mở rộng lãnh thổ phía Đông châu Phi.
Napoleon là người tò mò về những bí ẩn về Pharaoh, Kim tự tháp của đất nước Ai Cập huyền bí.
Năm 1799, một số lính Pháp Napoleon của trong cuộc chiến này đã phát hiện ra phiến đá Rosetta. Đây là phát hiện khảo cổ vĩ đại giúp các nhà khảo cổ lần đầu tiên giải mã được ngôn ngữ tượng hình, chữ viết của người Ai Cập cổ đại.
Napoleon là người tò mò về những bí ẩn về Pharaoh, Kim tự tháp của đất nước Ai Cập huyền bí. Ông đã lập ra học viện nghiên cứu Ai Cập với nhiều nhà nghiên cứu, học giả nhằm kết hợp viễn chinh và nghiên cứu khảo cổ học.
Khi tới Ai Cập, ông muốn trải nghiệm cảm giảm huyền bí ở căn phòng "Phòng vua" (King's Chamber) bên trong kim tự tháp mà ông thường nghe kể. Napoleon đã quyết định qua đêm một mình tại đây.
Sáng hôm sau, khi trở ra mặt Napoleon trắng bệch, thất thần. Khi được mọi người hỏi, ông chỉ lắc đầu và nói rằng không muốn nhớ lại và đề cập đến bất cứ điều gì xảy ra trong đêm đó.
Napoleon đã nhìn thấy tương lai của mình trong căn phòng đó?
Nhiều năm sau, khi Napoleon hấp hối, một người bạn thân của ông đã hỏi ông về những gì đã xảy ra bên trong Phòng vua. Ông chỉ lắc đầu và nói: "Không, không ích gì. Anh sẽ không bao giờ tin tôi". Napoleon đã mang theo bí ẩn đó xuồng mồ.
Nhiều người đã đưa ra giả thuyết, rất có thể Napoleon đã nhìn thấy tương lai của mình trong căn phòng đó. Nhưng tất cả chỉ là phỏng đoán.
Không phải chỉ có một mình Napoleon trải nghiệm một đêm ở căn phòng bí ẩn đó. Năm 1930, Paul Brunton một nhà báo người Anh cũng đã qua đêm tại đó. Ông đã kể lại trải nghiệm của mình trong cuốn sách nổi tiếng có tên "Một cuộc tìm kiếm ở Ai Cập huyền bí - (A Search In Secret Egypt)".
Đêm đó, ông ngồi một mình trên trong căn phòng tĩnh mịch, chỉ có một ngọn nến để thắp sáng. Ông đã tận mắt nhìn thấy những hồn ma lảng vảng xung quanh. Khi những hồn ma biến mất, ông thấy cơ thể mình bị tê liệt, không thể cử động được. Một số người mặc đồ nghi lễ giống như các tư tế. Họ dẫn ông tới một căn phòng bí mật được gọi là sảnh đường học tập ở trong kim tự tháp.
Paul Brunton nói ông đã phải trải qua cảm giác đáng sợ như thể hồn lìa khỏi xác.
Tại đây, ông đã phải trải qua cảm giác đáng sợ như thể hồn lìa khỏi xác (xuất hồn hay "astral projection"). Ông nhìn thấy cơ thể chính mình đang nằm bất động bên dưới, còn linh hồn thì lơ lửng trên cao.
Thậm chí, ông còn được các tư tế kể chuyện về kim tự tháp, và chứng minh cho ông thấy về sự tồn tại của linh hồn và thế giới bên kia. Rồi đột nhiên ông "sống lại".
Người Ai Cập cổ đại tin vào thế giới bên kia, tin rằng linh hồn tồn tại vĩnh viễn và cơ thể phải bảo quản nguyên vẹn thì linh hồn mới toàn vẹn được.
Đây có phải là những trải nghiệm mà Napoleon đã từng trải qua?
Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu về nơi nằm ngủ của căn phòng này. Đó là một tảng đá granit còn gọi là đá linh hồn. Họ phát hiện ra một điện trường có thể gây sốc nhẹ.
Nơi Napoleon từng ngủ là một tảng đá granit, nơi đó phát ra một điện trường có thể gây sốc nhẹ.
Theo Richard Hoagland, một cựu tư vấn viên của NASA, họ đã phát hiện ra cát phóng xạ ở một căn phòng đằng sau căn phòng của Nữ hoàng (Queen's Chamber). Điều này có thể giải thích cho những hiện tượng kỳ lạ mà Napoleon và những người khác đã phải trải qua.
Không chỉ vậy, kết quả xác định tuổi của loại cát phóng xạ này cho thấy, phần trên kim tự tháp cổ hơn phần dưới tới 1000 năm.
Nhiều giả thuyết và tranh cãi đã xảy ra. Một số người phỏng đoán rằng phần trên của kim tự tháp đã được xây dựng trước? Ban đầu kim tự tháp được xây ở tư thế chổng ngược, sau đó nhờ công nghệ tiên tiến nào đó, nó được đặt vào vị trí như bây giờ.
Nguyên nhân những hiện tượng lạ xảy ra bên trong Kim tự tháp vẫn chưa được giải thích. Tất cả những câu trả lời chỉ là phỏng đoán.
Post a Comment