Tầm gửi là các loài cây sống ký sinh trên các cây chủ khác nhau và từ lâu được sử dụng để làm thuốc chữa nhiều bệnh trong Đông y.
Tầm gửi là tên gọi chung cho các loài cây sống ký sinh trên cây chủ, thường là các cây thân gỗ. Cây tầm gửi có nhiều loài, có loài chỉ sống được trên một loài cây chủ, có loại sống được trên nhiều cây chủ. Ngoài ra, trên cùng một cây chủ, có thể có nhiều loài mọc ký sinh.
Tầm gửi là tên gọi chung cho các loài cây sống ký sinh trên cây chủ.
Tầm gửi có tên tiếng anh là Mistletoe. Trong tiếng Hy Lạp, nó có tên là phoradendron, nghĩa là "kẻ trộm trên cành cây". Trong tiếng Anglo-Saxon, tầm gửi có nghĩa là "phân trên cành cây".
Tầm gửi sống ký sinh trên các loài cây chủ, hút chất dinh dưỡng của cây chủ và thậm chí giết chết cây chủ. Chúng thường xuất hiện ở những nơi chim muông để lại... chất thải. Tầm gửi có tốc độ phát tán rất nhanh. Quả của một số loài tầm gửi chín sẽ nổ tung và bắn các hạt đi xa tới 15m. Các hạt bám vào các cây khác, nảy mầm và bắt đầu một chu trình sống mới.
Tầm gửi có tốc độ phát tán rất nhanh.
Ở Việt Nam, tầm gửi là một loại thuốc Nam được dùng trong một số bài thuốc chữa táo bón, chữa ho,... Khi đó, cành lá tầm gửi sẽ được đem phơi nắng già hoặc sao khô, đun lấy nước uống chữa bệnh.
Ở các nước phương tây, nhiều người quan niệm, nếu một cặp đôi hôn nhau dưới nhành cây tầm gửi thì tình yêu của họ sẽ hạnh phúc mãi mãi. Ngoài ra, trong dịp Giáng sinh, người phương tây còn có truyền thống treo nhành tầm gửi trước cửa nhà.
Post a Comment