Có một đặc điểm chung thường thấy ở các quốc gia phương Đông đó là sự "nghi thức hóa" với tất cả các mối quan hệ, thể hiện ở những điểm nhỏ nhất như: Cúi đầu khi gặp người lớn tuổi, văn hóa nhường ghế trên các phương tiện đi lại cho đến các khía cạnh lớn hơn, hình thành và bén gốc trở thành một lối sống, một truyền thống "tất-lẽ-dĩ-ngẫu" của cả một cộng đồng.
Với Việt Nam, thói quen "có đi có lại" nói không ngoa khi đã sớm là một nét văn hóa đặc trưng của người Việt, thậm chí nét văn hóa này còn hiển hiện ở ngày lễ quan trọng nhất đời người là đám cưới. Ngày đặc biệt ấy, cô dâu chú rể luôn lấy tiêu chí "sự tham gia của bạn là niềm hạnh phúc của gia đình chúng tôi". Nhưng chân thành mà nói, cảm giác đầu tiên khi thiệp hồng trao tay của hầu hết, ở đây tôi muốn nhấn mạnh chữ "hầu hết" trong đó loại trừ các trường hợp họ hàng thân thích gần xa và bạn bè thân thiết thì 99,9% người được mời hẳn sẽ bối rối và.... bối rối nhiều lắm!
Vì sao? Vì bây giờ xã hội không còn giống những ngày một nhà cưới xin, giỗ chạp cả làng cả xóm mỗi người một tay, kẻ làm cơm, người xào nấu. Đúng theo nghĩa tình làng nghĩa xóm, sớm lửa tắt đèn có nhau nữa. Bây giờ cuộc sống tồn tại nhiều nguyên tắc "bắt buộc", phức tạp và nặng nề hơn rất nhiều.
Tỉ như chuyện được mời cưới, ngoài vấn đề phải trưng diện sao cho đẹp, mua quà gì cho ý nghĩa, các "khổ chủ" còn phải đau đầu nghĩ xem phong bì mừng như thế nào cho đủ? Tiền bao nhiêu mới vừa đẹp lòng cô dâu, chú rể mà vẫn không... thiệt cho bản thân mình?
Chỉ bấy nhiêu những suy tính ấy thôi cũng khiến cho đám cưới, bỗng nhiên trở thành một áp lực "ngầm" cho cả hai phía, người có hỷ sự và kẻ được mời, trở thành một thứ văn hóa cổ súy, đề cao vật chất rất Việt Nam.
Tôi còn nhớ trong " Sống chung với mẹ chồng" - bộ phim nổi đình đám gần đây có một chi tiết khá hay về việc cô con dâu Vân không ngại tặng bạn mình cả một chỉ vàng làm của hồi môn, trong khi lần trước, trong đám cưới của mình, người bạn này chỉ phong bì cô nàng có hơn 500.000 mà thôi!
Nhưng tôi cũng nhớ khoảng hai năm về trước, mạng xã hội chia sẻ rầm rộ status của một cô nàng "bóc phốt" bạn mình vì mừng tiền... ít quá. Cùng là người trẻ, cùng đặt trong hoàn cảnh lên xe hoa về nhà chồng, nhưng mỗi cô gái ở câu chuyện trên lại có cách hành xử hoàn toàn khác biệt. Vậy thì rõ ràng không thể lấy lý do "truyền thống" để bao biện cho cách đối nhân xử thế không-khéo ở hiện tại.
Người coi trọng vật chất nhiều nhưng cũng không hề hiếm những cá nhân xuề xòa về cái gọi là "văn hóa cho - nhận". Điều người ta cần, cũng là thứ mà xã hội bây giờ thực sự thiếu, ấy là tình cảm, là sự chân thành xuất phát từ người tham dự, vì quy cho cùng với những nhà có hỷ sự, phong bì với họ chỉ là thứ yếu, quan trọng nhất vẫn là con cái họ nên duyên vợ chồng cơ mà?
Chúng ta thực sự có cần phải chi li từng đồng như thế này hay không?
Chúng ta còn trẻ, chúng ta càng có quyền lựa chọn. Tất nhiên, không thể đi đám cưới mà "tay không bắt giặc" , tiền mừng cũng chính là tiền lộc, là một sự chúc phúc cho hạnh phúc lứa đôi trường trường vạn thọ. Vậy nên hầu bao bao nhiêu là tùy thuộc vào bản thân người đi mừng, chỉ là thay vì quá vật chất hóa mọi thứ, thay vì lo lắng xem vị thế ông A bà B, khách sạn ăn cưới là bốn sao hay năm sao, thay vì tra google bí quyết mừng tiền cho hợp lí (không tin à, bạn hãy thử search từ "phong bì đám cưới" trên google, kết quả đưa ra cực kì đáng suy ngẫm đấy!) thì chúng ta nên lựa chọn một cách sống, một cách ứng xử xem trọng cái tâm, cái tình nhiều hơn.
Cuộc sống này không chỉ cần những người tài giỏi, thành công mà còn cần cả nhưng cá nhân biết đồng cảm và sẻ chia, biết xem trọng truyền thống nhưng không "bảo thủ" với những lối mòn tư tưởng. Phong bao, cho nhận bao nhiêu, tiền mừng cưới như thế nào chính là "lối mòn" mà chúng ta cần phải đào thải, là tư tưởng mà hơn ai hết người trẻ cần phải thay đổi, thực sự khác!
Sau khi chân tướng lộ rõ, chú rể vô cùng hối hận vì đã trách lầm những người anh em của mình.
Post a Comment