Hãy ghi nhớ những lưu ý trong ăn uống khi phải chạy thận dưới đây nếu bạn hoặc người thân đang trong tình trạng này. Đây là vấn đề quan trọng, bởi chế độ dinh dưỡng không tốt có thể khiến bệnh ngày càng thêm nặng.

Có nhiều nguyên nhân khiến bạn bị suy thận mãn, dẫn đến phải chạy thận để điều trị. Rơi vào hoàn cảnh này, buồn là tất nhiên nhưng bạn cũng đừng vì thế mà bỏ bê sức khỏe. Tốt nhất, bên cạnh việc điều trị, hãy quan tâm đến những lưu ý trong ăn uống khi phải chạy thận để hạn chế tối đa các dấu hiệu biến chứng nguy hiểm.

Chạy thận là gì? khi nào cần phải chạy thận?

Quá trình chạy thận.
Quá trình chạy thận.

Chạy thận (gọi đầy đủ là chạy thận nhân tạo) là một cách điều trị bệnh suy thận mãn giai đoạn cuối. Đây là thời điểm thận không còn hoạt động được bình thường nữa, mà đã bị suy giảm đến 85%-90%, tức là khả năng lọc máu và bài tiết nước tiểu của thận gần như về số 0. Nếu không áp dụng phương pháp chạy thận, cơ thể sẽ suy kiệt nhanh chóng dẫn đến tử vong.

Có thể nói, chạy thận là giải pháp kéo dài sự sống duy nhất trong thời điểm này, bởi nó giúp lượng nước và độc tố, chất thải dư thừa đang tích tụ trong cơ thể được thải ra bên ngoài, đồng thời giữ những chất thiết yếu ở lại cơ thể trong mức an toàn.

Nếu bị suy thận cấp thì lọc máu chỉ một thời gian, nhưng khi đã rơi vào giai đoạn cuối của bệnh suy thận mãn, thì có thể người bệnh phải chạy thận suốt đời (trừ khi được ghép thận).

Những lưu ý trong ăn uống khi phải chạy thận cần nhớ

Nhiều bệnh nhân rất bi quan với suy nghĩ, đã chạy thận rồi thì cuộc sống xem như chấm hết. Đó là suy nghĩ vô cùng tiêu cực, bởi chạy thận có thể giúp kéo dài sự sống lên đến 20-30 năm. Quan trọng là trong quá trình điều trị bệnh, bạn cần tuân thủ chế độ ăn uống khoa học và thực hiện lối sống lành mạnh. Cách này giúp giảm số lần chạy thận và giúp bệnh có dấu hiệu tích cực hơn.

6 lưu ý trong ăn uống khi phải chạy thận bạn nên biết gồm:

  • Hạn chế lượng muối nạp vào cơ thể sao cho không quá 4g/ngày. Ăn nhạt và tránh các thực phẩm nhiều muối như đồ hộp, xúc xích, dăm bông, chả lụa, dưa muối, kim chi, mắm…
  • Nạp chất đạm nhiều hơn người bình thường. Cụ thể, về chất đạm cần nạp từ 1.2-1.4g/kg/ngày (ví dụ người 50kg thì cần khoảng 60-70g/ngày). Các món nên ăn gồm thịt heo, thịt bò, cá, trứng gà, sữa…

Thịt bò, trứng,.. là những thực phẩm nên bổ sung nhiều.
Thịt bò, trứng,.. là những thực phẩm nên bổ sung nhiều.

  • Ăn uống điều độ và đầy đủ các nhóm chất khoáng, vitamin, magie, canxi, acid folic… Đảm bảo cơ thể đầy đủ năng lượng để không bị suy dinh dưỡng trong quá trình điều trị bệnh. Dựa trên số kg trước khi chạy thận bạn tính toán lên theo công thức 35-40 kcal/kg/ngày, ví dụ bạn cần 1.800 - 2.000 kcal/ngày nếu có cân nặng 50kg trước khi lọc máu.
  • Dùng thực phẩm ít kali, natri, phosphat. Đây là một trong những lưu ý trong ăn uống khi phải chạy thận vô cùng quan trọng bạn cần nắm được.
  • Không ăn thịt mỡ, dầu dừa, bơ… thay vào đó sử dụng dầu hướng dương, dầu cải, dầu đậu nành sẽ an toàn hơn.

Cần kiêng cữ những món ăn dầu mỡ, béo... không tốt cho gan.
Cần kiêng cữ những món ăn dầu mỡ, béo... không tốt cho gan.

  • Uống nước ít lại, chỉ nên ở khoảng 1 lít/ ngày tính luôn cả nước trong thức uống, đồ ăn thông thường. Không uống nước ngọt, hạn chế húp nước rau quả hoặc súp vì đôi khi chúng chứa nhiều kali và muối.

Ngoài ra, bạn nên ăn một bữa cơm thật đầy đủ dưỡng chất trước khi bước vào buổi chạy thận, việc này giúp cơ thể khỏe mạnh hơn và không bị hạ đường huyết trong quá trình chạy thận.

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top