Theo một bài viết đăng trên Sputniknews, bạn cần lưu ý đến 7 yếu tố sẽ gợi ý cho bạn về kế hoạch chuẩn bị đám tang cho mình hay sổ tiết kiệm để dưỡng già.

Từ trong sâu thẳm, ai cũng muốn sống lâu, sống thọ. Nhưng thực sự bạn sống được đến bao nhiêu tuổi? Không ai có thể trả lời chính xác câu hỏi này nhưng có vài dấu hiệu có thể giúp bạn "định hình" tuổi thọ của mình rõ nét hơn.

1. Người thân qua đời sớm

Có người thân qua đời sớm là một chuyện buồn với gia đình bạn nhưng không thể phủ nhận gen di truyền cũng có vai trò trong việc bạn sống thọ hay không. Nhưng nó quan trọng đến mức nào?

"Trong những cuộc nghiên cứu về gen di truyền, đặc biệt là ở các cặp anh em sinh đôi nhưng có lối sống hoàn toàn khác nhau, chúng tôi biết rằng gen đóng góp 25% trong tổng số tuổi thọ của con người", tiến sỹ Sharad P. Paul, tác giả cuốn sách "Hiểu về gen để có sức khỏe tốt hơn" cho biết.

Dĩ nhiên, 75% còn lại kiểm soát tuổi đời của con người không liên quan đến ADN. Nhiều chuyên gia tin rằng bạn có sức mạnh để thay đổi gen, dù đó theo chiều hướng tốt hoặc xấu hơn.

2. Không coi trọng công việc

Những người nghiện công việc sẽ dễ bị căng thẳng nhưng nếu không làm việc chăm chỉ hoặc không coi trọng công việc, bạn còn gặp nhiều nguy hiểm hơn.

Các nhà nghiên cứu của Dự án tuổi thọ thuộc Trường Đại học California (Mỹ) phát hiện những người tận tâm với công việc và làm việc suốt cuộc đời thường sống lâu hơn những người chỉ ngồi đếm ngày để nghỉ hưu.

3. Ngồi cả ngày

Ngồi quá lâu rất có hại cho sức khỏe của chúng ta.
Ngồi quá lâu rất có hại cho sức khỏe của chúng ta.

Ngồi làm việc trong văn phòng hay dán mắt vào màn hình tivi đều thật sự không tốt cho sức khỏe của chúng ta.

Một nghiên cứu mới được đăng trên tờ tạp chí American Journal of Epidemiology cho biết những phụ nữ lớn tuổi ngồi 10 giờ hoặc hơn/ngày sẽ làm ngắn một đoạn ADN được gọi là telomere.

Telomere có tác dụng bảo vệ đoạn cuối của nhiễm sắc thể, đoạn này thường thoái hóa ngắn dần cho tới khi không thể ngắn hơn được nữa và khiến cho tế bào bị chết.

4. Đi chậm

Không thể đi nhanh bằng đồng nghiệp nếu như bạn không bị đau mắt cá chân, hãy cẩn thận.

"Đi chậm, không có khả năng thực hiện các bài tập nhanh liên quan chặt chẽ với nguy cơ khuyết tật và tử vong", tiến sỹ Paul cho biết.

Dáng đi chậm có thể chỉ ra rằng tim, phổi, hệ tuần hoàn và hệ thống cơ xương không "đúng chuẩn". Bạn hãy tập thể dục thường xuyên hơn và điều trị những bệnh đang mắc phải để giúp bạn đi nhanh hơn.

5. Khó khăn trong việc nâng đồ nặng

Bạn không thể cúi gập người để nâng một món đồ có thể đặt bạn vào nguy cơ tử vong sớm do nhiều lý do: Chân yếu và nguy cơ bị ngã cùng chấn thương khác có thể đe dọa tính mạng.

Melina Jampolis, một chuyên gia dinh dưỡng và tác giả của cuốn The Calendar Diet (Mỹ) cho biết hệ thống cơ thấp nghĩa là bạn có quá nhiều chất béo, đặc biệt là ở vùng bụng.

Người có cân nặng bình thường nhưng vùng bụng tích nhiều mỡ thừa có thể có tuổi thọ ngắn hơn so với người béo phì, một nghiên cứu của Mỹ theo dõi dữ liệu của hơn 15.000 người từ năm 1988 đến 1994, kéo dài tới 2006 cho biết.

6. Ăn uống không lành mạnh

Thực phẩm chế biến sẵn rất phổ biến trong cuộc sống bận rộn hiện nay nhưng nó lại khiến bạn dễ bị béo phì, nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường và một số bệnh ung thư.

Những người ăn uống lành mạnh, những người vốn có điểm số cao trong Chỉ số ăn uống lành mạnh luân phiên (AHEI) đối mặt với nguy cơ chết sớm từ các nguyên nhân trên thấp hơn 25%.

Để nhận được điểm cao trong bài kiểm tra chỉ số này, bạn phải đánh đổi thức ăn nhanh và các sản phẩm đóng gói sẵn để chỉ tiêu thụ các sản phẩm ngũ cốc, các loại hạt, đậu và cá béo. Hạn chế uống rượu cũng là điều tốt.

Ngoài ra, bạn cần hạn chế dung nạp các loại đồ uống chứa đường, thịt đỏ và thịt chế biến sẵn, chất béo trans và muối.

7. Hút thuốc

Người nghiện thuốc có nguy cơ tử vong cao gấp 2,5 đến 10 lần so với người không hút.
Người nghiện thuốc có nguy cơ tử vong cao gấp 2,5 đến 10 lần so với người không hút.

Có lẽ tại thời điểm này, chúng ta đều nhận thức được tác hại của thuốc lá với sức khỏe con người, từ đó có thể suy đoán được tuổi thọ của người hút thuốc.

Người nghiện thuốc có nguy cơ tử vong cao gấp 2,5 đến 10 lần so với người không hút, phân nửa chết trong tuổi trung niên hoặc mất đi khoảng 20 năm tuổi thọ.

Người hút thuốc lá không chỉ tự rước bệnh vào người mà còn làm hại cả người xung quanh khi 2/3 số khói sẽ lan tỏa ra môi trường chứ không vào phổi người hút.

Thuốc lá là căn nguyên của 25 bệnh khác nhau, trong đó có trên 10 bệnh ung thư.

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top