Đề tài áo dài cách tân đang khiến cộng đồng mạng "bùng nổ" tranh cãi khi một facebooker đăng đàn cho rằng trào lưu cách tân áo dài hiện nay là một sự "ngược đãi" với áo dài truyền thống, sự kết hợp giữa áo dài và váy đụp được facebooker này ví như  "mắm tôm trộn socola".

Ý kiến này đã nổ ra hàng loạt những tranh cãi sau đó với những quan điểm đồng tình, phản đối đều có. Người cho rằng sự cách tân áo dài như hiện nay đã làm mất đi vẻ đẹp duyên dáng của trang phục truyền thống.

Nhưng cũng có nhiều ý kiến khẳng định trào lưu cách tân này là cần thiết để áo dài truyền thống có thể được ứng dụng trong cuộc sống đời thường, từ đó được yêu thích nhiều hơn.

Tuy nhiên, trong khi những tranh cãi khen - chê chưa đi đến hồi kết thì trên các trang mạng xã hội lại "bóc mẽ" áo dài cách tân là sự lai căng của xường xám - trang phục truyền thống của Trung Quốc.

Một thiết kế được giới thiệu là áo dài cách tân lại có kiểu dáng y hệt như xường xám

2 trang phục truyền thống khác nhau nhưng lại có mẫu hoa văn y hệt nhau

Lướt qua các trang bán hàng online ở Trung Quốc, người ta cũng dễ dàng nhận thấy những sản phẩm na ná như áo dài cách tân của Việt Nam mà điểm chung là kết hợp với chân váy đụp hoặc có các mẫu hoa văn y hệt.

Đặc biệt hơn, có những sản phẩm được cửa hàng thời trang thiết kế Việt giới thiệu là áo dài cách tân nhưng lại có kiểu dáng y hệt như một chiếc xường xám.

Sườn xám cũng được kết hợp với chân váy đụp

Cách phân biệt áo dài và xường xám

Trước những lùm xùm này, chủ nhân của  một trang fanpage chuyên về dạy may đo, bạn Mai Anh đã thẳng thắn chia sẻ quan điểm của mình dựa vào kiến thức chuyên môn có được. Đoạn chia sẻ của cô trên trang fanpage đã nhận được gần 1,5 lượt thích.

Dựa theo kinh nghiệm may đo có được, Mai Anh đã phân biệt rõ kiểu dáng áo dài và sườn xám để mọi người không bị nhầm lẫn.

Cô thợ may Mai Anh phản đối ý kiến cho rằng áo dài cách tân là cải biên từ xường xám Trung Quốc

"Áo dài cách tân thực chất vẫn là áo dài"

Với nhiều năm kinh nghiệm may mặc và kiến thức chuyên môn về may đo, Mai Anh khẳng định "áo dài cách tân thực chất vẫn là áo dài" và liệt kê một số điểm chính để quả quyết rằng áo dài cách tân hoàn toàn khác với xường xám.

"Cấu trúc rập của 90% áo dài cách tân đều dựa trên áo dài truyền thống. Cấu trúc của áo dài là vai raglan chéo, phần tay nối thẳng lên cổ. Còn cấu trúc của xường xám Trung Quốc là vai tròn, phần tay chỉ nối đến đỉnh vai.

Áo dài của ta thì xẻ từ eo đổ xuống, còn xường xám sẽ xẻ cao trên đùi. Cách cắt hò của áo dài dựa trên phần vai chéo, còn hò trên xường xám là đường cong điệu đà trên ngực áo.

Phần hò của xường xám thường được viền bọc hoặc viền lật lộ ra ngoài, thường đính kèm thêm cúc tàu hoa cầu kì; còn ở áo dài, phần hò chéo nếu có viền sẽ là viền lật vào trong (không lộ ra ngoài), nếu là áo cách tân tra khóa, không cổ thì sẽ làm viền bọc cổ (không làm trên hò áo)."

"Hình minh họa khóa áo dài và xường xám. Khi áo dài có thể phối tay và thân khác màu thì xường xám không thể, vì phối nhìn sẽ rất kì."

"Thời vua Minh Mạng, phụ nữ mặc váy đụp cũng bị phản đối"

Xoay quanh việc kết hợp áo dài với váy đụp, cô thợ may bày tỏ quan điểm rằng: "Cá nhân mình thấy, mặc gì cũng được miễn không mặc phản cảm, phối màu tùy tiện, vậy thôi."

Đồng thời đưa ra dẫn chứng từ thời vua Minh Mạng (năm 1822), khi tất cả phụ nữ Đàng Ngoài mặc váy thì chiếu vua ban lệnh cấm "quần không đũng", cũng từng vấp phải sự phản đối quyết liệt thời đấy.

"Áo dài truyền thống thực chất có là truyền thống"

Cô cũng đưa ra những minh chứng những lần áo dài được cách tân trong quá khứ cũng bị lên án. “Chiếc áo dài chiết eo ôm sát mà mọi người ngày nay cho là áo dài truyền thống cũng từng là một thứ cách tân và bị lên án.

Chỉ những cô gái rất bạo dạn thời xưa mới dám diện áo dài kiểu này. Tà áo dài chấm gót cũng từng là một thứ mới mẻ.

Bà tôi kể rằng xưa có lần bà may áo dài chấm gót đã bị mẹ mắng và cắt đi tà áo dài cho ngắn lại, vì ngày xưa tà áo dài chỉ dài qua nửa gối”, dẫn lời cô Trần Thanh Trúc (ngụ tại TP.HCM), thành viên nhóm Đại Việt cổ phong, gồm những người yêu mến và nghiên cứu phong tục xưa."

Nguyên văn đoạn chia sẻ của facebooker vốn là một thợ may

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top