Hẳn bạn sẽ cực bất ngờ khi biết rằng, độ phổ biến của tục lệ rung chuông này cũng không kém gì bắn pháo hoa đêm 30 đâu!

Tết Đinh Dậu 2017, quyết định ngừng bắn pháo hoa đêm Giao thừa chính thức được đưa ra với mục đích dành thời gian và kinh phí chăm lo Tết cho người nghèo hay những gia đình khó khăn.

Giao thừa năm nay người dân Việt Nam không còn cơ hội được thấy bầu trời rực sáng như thế này nữa.
Giao thừa năm nay người dân Việt Nam không còn cơ hội được thấy bầu trời rực sáng như thế này nữa.

Rất nhiều gợi ý chương trình thay thế cho pháo hoa đã được đề đạt, và nổi bật nhất trong số đó chính là ý tưởng cùng rung chuông đêm Giao thừa của Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội.

Trên thực tế, rung chuông đón chào năm mới không phải là tục lệ hoàn toàn mới. Theo GS. TS Trần Lâm Biền - chuyên gia nghiên cứu văn hóa, việc đồng loạt đánh chuông vào thời khắc Giao thừa đã từng được thực hiện trước đây và không có gì là lạ.

Không phải chờ đến năm nay mới được vận động, việc rung chuông vốn đã là thông lệ từ rất lâu trước đó tại các đình, đền, chùa và cả các nhà thờ tại nước ta.

Tiếng chuông được coi là lời nguyện cầu sự an lành với mọi người và hòa bình cho thế giới.
Tiếng chuông được coi là lời nguyện cầu sự an lành với mọi người và hòa bình cho thế giới.

Tiếng chuông đó theo quan niệm dân gian là nhằm thể hiện sự giao hòa giữa trời đất, xua đuổi những âm khí, đón khí xuân ấm áp về. Ngoài ra, nó cũng được coi là lời nguyện cầu sự an lành với mọi người và hòa bình cho thế giới.

Không chỉ ở Việt Nam, đánh chuông đêm Giao thừa cũng là tục lệ phổ biến của rất nhiều quốc gia khác khi chào đón năm mới, đặc biệt là tại những nước đón Tết theo Âm lịch.

Nếu bạn có dịp tới Nhật Bản vào thời gian chào năm mới, đừng quên ghé thăm ngôi đền Zojoji đặc trưng của thành phố Tokyo. Khác với các quốc gia còn lại, tiếng chuông vang lên ở Nhật vào đêm Giao thừa không chỉ một hay hai tiếng mà tới tận 108 tiếng.

Lễ rung chuông chào đón năm mới tại đền Zojoji, Nhật Bản.
Lễ rung chuông chào đón năm mới tại đền Zojoji, Nhật Bản.

Lý do là bởi con số này tượng trưng cho số những ham muốn của con người, đồng thời cũng là số nguyên nhân gây nên khổ đau theo quan niệm Phật giáo. Vì vậy, tiếng chuông được cho là giúp xua tan điều tiêu cực trong tâm tính mỗi người.

Ở Hàn Quốc, tháp chuông Bosingak - biểu tượng của thành phố Seoul được chọn làm nơi tổ chức lễ đánh chuông Giao thừa hằng năm.

Tháp chuông Bosingak, Hàn Quốc.
Tháp chuông Bosingak, Hàn Quốc.

Tháp chuông này được đặt tại vị trí trung tâm một tòa thành. Vào mỗi thời khắc chuyển giao năm mới, luôn có một lượng cực lớn người dân địa phương cũng như khách du lịch đổ về đây ngóng chờ tiếng chuông vang lên.

Phong tục rung chuông đón Tết cũng là biểu tượng cho lễ đón năm mới tại Trung Quốc. Người dân nước này tin rằng âm thanh vang lên từ những chiếc chuông lớn sẽ xua đuổi vận xui và đem lại may mắn cho tất cả mọi người.

Lễ đánh chuông Giao thừa tại Trung Quốc.
Lễ đánh chuông Giao thừa tại Trung Quốc.

Những năm gần đây, việc đón xem lễ rung chuông tại các ngôi đền trên núi rất được ưa chuộng ở đất nước này. Trong đó, nổi bật nhất phải kể đến đền Hanshan tại Tô Châu - nơi rất nổi tiếng với chương trình đánh chuông đêm Giao thừa.

Không chỉ ở Châu Á, một số nước phương Tây khác cũng có phong tục đánh chuông đồng hồ vào đúng 12h để đón chào năm mới, điển hình như Mexico hay Mỹ.

Mặc dù có những khác biệt nhất định tại các quốc gia trên thế giới, song truyền thống rung chuông đêm Giao thừa luôn chứa đựng ý nghĩa chung: mang tới may mắn và bình an cho mọi người.

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top