Các nhà nghiên cứu đưa ra phương pháp tái tạo tế bào lông tai để giúp đảo ngược mất thính lực.

Bên trong tai, hàng ngàn tế bào lông tai giúp phát hiện sóng âm thanh và chuyển đổi chúng thành tín hiệu thần kinh cho phép chúng ta nghe lời nói, âm nhạc và các âm thanh hàng ngày khác.

Theo thời gian, cùng sự lão hóa của cơ thể, các tế báo lông tai này sẽ từ từ chết dần. Trung bình mỗi tai sẽ mất đi xấp xỉ 15.000 tế bào lông.

Ngoài ra, tiếng ồn quá lớn, lão hóa và việc sử dụng một số loại thuốc cũng là nguyên nhân chính khiến con số thiệt hại này trầm trọng hơn và là yếu tố hàng đầu góp phần giảm thính giác. Ở động vật, các tế bào này vẫn có khả năng tái tạo sau khi bị rụng. Ngược lại, ở con người, một khi những tế bào đã bị hư hỏng, chúng không mọc trở lại một cách tự nhiên.

Hình ảnh về các tế bào có nguồn gốc từ ốc tai, được kích thích để biệt hóa thành các tế bào lông tai.
Hình ảnh về các tế bào có nguồn gốc từ ốc tai, được kích thích để biệt hóa thành các tế bào lông tai.

Mới đây, Viện Công nghệ Massachusetts phối hợp với Bệnh viện Phụ nữ và Brigham cùng với Viện Tai – Mắt Massachusetts đã giới thiệu một công nghệ mới giúp xử lí những tổn hại này. Cụ thể, công nghệ mô phỏng khả năng tái tạo tế bào lông của động vật nhằm tăng mật độ tế bào lông ở tai trong cho phép hạn chế chứng mất thính lực vì nguyên nhân này.

Dựa trên một nghiên cứu công bố năm 2013 về tế bào niêm mạc ruột, các nhà khoa học tìm thấy điểm chung trong cơ chế sử dụng các tế bào chưa trưởng thành để kích thích sự.

Công nghệ này sử dụng các tế bào có nguồn gốc từ ốc tai của chuột. Trong đó, nhóm nghiên cứu sử dụng các phân tử bổ sung theo lộ trình tín hiệu Wnt tiếp cận với các tế bào ốc tai để kích thích chúng nhân lên mạnh mẽ. Khi đạt được bộ mẫu tầm 2000 tế bào ốc tai, một tập hợp các phân tử sẽ được tạo ra và kích thích tác động để chúng biệt hóa thành các tế bào tóc trưởng thành mới. Công nghệ này mang lại năng suất 60 lần so với kết quả của các công nghệ khác.

"Chúng tôi chỉ cần để thúc đẩy sự phát triển của các tế bào hỗ trợ, và sau đó là dòng tín hiệu theo cơ chế tự nhiên tồn tại trong cơ thể sẽ tự kích hoạt quá trình phụ để những tế bào hỗ trợ trở thành tế bào tóc", Giáo sư Jeffrey Karp, đến từ bệnh viện Phụ nữ Brigham, giải thích.

Nhóm nghiên cứu tin rằng, với quá trình ứng dụng đơn giản, không đòi hỏi tác động của nhiều loại thuốc, công nghệ này sẽ dễ tiếp cận với các bệnh nhân và cho phép họ phục hồi thính lực an toàn, hiệu quả. Dự kiến, công nghệ sẽ chính thức được thử nghiệm trên con người trong 18 tháng tới trong điều kiện giám sát nghiêm ngặt bởi công ty Frequency Therapeutics, được thành lập nhờ sự hỗ trợ của MIT.

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top