Nếu được hỏi ai là nhà phát minh thành công nhất nước Mỹ, chắc nhiều người không ngần ngại bầu chọn cho Thomas Edison.

Ông được xem là minh chứng sống của câu nói do chính ông là tác giả: Thiên tài chỉ 1% là thông minh, 99% là do cần cù chăm chỉ.

Thomas Edison - nhà phát minh đại tài người Mỹ.
Thomas Edison - nhà phát minh đại tài người Mỹ.

Kỳ thực để có được sự thành công ấy, Edison đã phải nỗ lực rất nhiều, thể hiện qua hơn 10.000 phát minh của mình.

Tuy nhiên trong số này, có một phát minh đáng lẽ phải thành công, nhưng cũng bị xếp vào hàng ngũ "fail toàn tập" vì công chúng không chấp nhận nó.

Con búp bê biết nói - bước ngoặt lớn của ngành công nghiệp giải trí

Phát minh này ra đời vào năm 1890. Theo một nguồn tin không chính thức, Edison nghĩ ra nó khi trông thấy con gái mình đang trò chuyện với một con búp bê. Ngoài ra, ông muốn tạo ra một sản phẩm nhằm tận dụng tối đa tiềm năng giải trí của phát minh trước đó là máy thu âm.

Vào tháng 4/1890, những con búp bê đầu tiên của Edison đã xuất xưởng. Chúng được làm bằng gỗ, cao khoảng 60cm, bên trong có chứa một máy thu âm mini. Đằng sau con búp bê là một chìa khoá, chỉ cần lên dây là nó sẽ phát ra những âm thanh được thu trước, như bài hát ru chẳng hạn.

Vào tháng 4/1890, những con búp bê đầu tiên của Edison đã xuất xưởng.
Vào tháng 4/1890, những con búp bê đầu tiên của Edison đã xuất xưởng.

Do rào cản công nghệ, những bài hát thu âm của mỗi con búp bê sẽ không giống nhau, vì phải thu từng lần riêng biệt.

Đó giống như một bước ngoặt, vì con búp bê của ông đánh dấu lần đầu tiên con người sử dụng âm thanh cho mục đích thương mại và giải trí. Và 18 cô gái tại nhà máy - những người chịu trách nhiệm thu âm cho búp bê - chính là những nghệ sĩ thu âm đầu tiên.

Con búp bê của ông đánh dấu lần đầu tiên con người sử dụng âm thanh cho mục đích thương mại và giải trí.
Con búp bê của ông đánh dấu lần đầu tiên con người sử dụng âm thanh cho mục đích thương mại và giải trí.

Sự sụp đổ chóng vánh

Sản phẩm của Edison không thành công như mong đợi. Đầu tiên là giá bán - nó quá đắt, với 2 phiên bản "có mặc đồ" và "không mặc đồ" lần lượt là $20 - $10 (tương đương với $574 - $237 ngày nay).

Búp bê biết nói có 2 phiên bản
Búp bê biết nói có 2 phiên bản "có mặc đồ" và "không mặc đồ".

Tầng lớp người giàu vẫn ủng hộ ông, nhưng các sản phẩm nhanh chóng bị trả lại. Nguyên do là vì công nghệ thu âm thời kỳ đó không bền vững, khiến âm thanh bị lỗi chỉ trong thời gian ngắn. Sau vài tuần kể từ ngày ra mắt, Edison phải rút sản phẩm ra khỏi thị trường.

Nhưng đó không phải là vấn đề to tát, vì với khả năng của Edison, ông nhanh chóng chỉnh sửa và đưa ra thế hệ búp bê mới.

Có điều, những con búp bê cũ vẫn còn gây ám ảnh cho người tiêu dùng, vì âm thanh lỗi nghe rất đáng sợ, đủ để khiến trẻ con khóc thét. Ngoài ra, hình ảnh "búp bê biết nói" vẫn thường được dùng trong các câu chuyện kinh dị, nên rõ ràng đây không phải là một ý tưởng kinh doanh tốt của Edison.

Rốt cục, con búp bê biết nói đã trở thành một trong số hơn 10.000 phát minh thất bại của Edison.

Có một điểm thú vị là khi thu hồi búp bê để tiêu hủy, không phải tất cả số búp bê đã quay về với Edison. Hàng ngàn con búp bê đã được bán ra, trong đó số lượng không nhỏ được xuất khẩu đi các nước khác nên đây cũng là điều dễ hiểu.

Con búp bê có giá hàng trăm triệu đồng với dân sưu tầm.
Con búp bê có giá hàng trăm triệu đồng với dân sưu tầm.

Và nay, những sản phẩm lỗi của Edison đang được rao bán với giá... $25.000 - $35.000 (khoảng 600 - 800 triệu đồng).

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top