Thần Neptune (hay thần Poseidon) cai trị biển cả cũng liên quan đến niềm tin này.

Đức tin và đôi khi là cả sự mê tín, luôn có mặt trong mọi nền văn hóa. Nhưng thủy thủ khắp nơi trên thế giới chắc là những người tin vào hiện tượng siêu nhiên nhiều nhất!

Vì sao lại thế? Các nhà tâm lí học cho rằng, niềm tin vào siêu nhiên xuất phát từ việc thiếu cảm giác chi phối hoàn cảnh xung quanh.

Giáo sư Stuart Vyse cho biết: "Nếu bạn phải làm 1 chuyện rất quan trọng nhưng kết quả lại quá tầm kiểm soát của mình, thì niềm tin siêu nhiên sẽ lấp đầy khoảng trống đó, giúp người ta vững vàng hơn".

Niềm tin vào siêu nhiên xuất phát từ việc thiếu cảm giác chi phối hoàn cảnh xung quanh.
Niềm tin vào siêu nhiên xuất phát từ việc thiếu cảm giác chi phối hoàn cảnh xung quanh.

Những chuyến đi biển là một ví dụ như thế. Có quá nhiều thứ vượt quá khả năng làm chủ của thủy thủ. Ví dụ như thời tiết, biển yên hay biển động, máy móc, thiết bị của tàu thuyền ra sao...

Vì vậy, từ xưa đến nay, từ Tây sang Đông, có nhiều niềm tin khi đi biển như: không huýt sáo trên tàu, không đem theo chuối, không xuất hành vào thứ 5 và 6... Và nhất là, đổi tên tàu thuyền sẽ đem lại vận hạn lớn.

Được biết, các con tàu luôn đổi chủ thường xuyên. Và việc người ta muốn có 1 cái tên mới, phù hợp hơn khi mua tàu cũng là chuyện dễ hiểu thôi. Vậy sao lại cấm?

Nó bắt nguồn từ rất xưa. Cuốn tiểu thuyết "Treasure Island" (tạm dịch: Đảo kho báu) xuất bản năm 1883 đã viết: "Sau khi con tàu đã được đặt tên thánh, hãy cứ giữ nguyên như thế đi".

Ảnh vẽ Thần Neptune đang theo dõi sổ sách tên các con tàu.
Ảnh vẽ Thần Neptune đang theo dõi sổ sách tên các con tàu.

Theo truyền thuyết, sau khi tàu đã làm lễ đặt tên, nó sẽ được ghi nhớ bởi Thần Neptune (vị thần trong thần thoại La Mã, tương tự Thần Poseidon trong thần thoại Hy Lạp) cai quản biển cả. Vì vậy, đổi tên tàu được xem là hành vi khuất tất, qua mặt thánh thần và sẽ bị trừng phạt.

Một giả thuyết khác thực tế hơn cho rằng, hầu hết tàu thuyền ngày xưa dùng để vận chuyển hàng hóa đến các hải cảng khắp nơi. Tiếng tốt, tiếng xấu của mỗi con tàu vì thế được lan truyền khắp các cảng.

Vậy nên một con tàu khi thay tên đột ngột sẽ khiến các hải cảng băn khoăn, ngờ vực. Điều đó gây rắc rối cho thuyền trưởng và mọi thủy thủ.


Có những con tàu mà chủ sở hữu mới tha thiết được đổi tên ngay.

Dù sao, nếu đã muốn đổi tên tàu thì cũng có cách. Nhưng theo truyền thống, hãy làm theo các nghi thức linh thiêng. Mục đích là thông báo cho Thần Biển về cái tên mới.

Tùy theo từng địa phương mà nghi thức sẽ gọn nhẹ hay phức tạp. Thông thường ở châu Âu và cả châu Mỹ, các thủy thủ phải xóa hết mọi dấu vết của cái tên cũ, bao gồm bôi tên ở thân tàu, đốt hết mọi giấy tờ cũ, và thỉnh Thần Biển quên đi tên cũ.

Tỷ phú Richard Branson cũng từng thực hiện các nghi lễ, để đổi con tàu sang chảnh từ Lady Barbaretta thành tên Necker Belle.

Sau đó, họ cúng rượu và làm lễ đặt tên. Kế đến, rượu này được đem "mời" biển cả, "mời" con tàu và các thủy thủ ai cũng phải uống cạn.

Một nghi lễ khác còn yêu cầu một thủy thủ trẻ "còn zin" đi tiểu ngay mũi tàu để lấy hên! Hay ở Pháp, nghi thức được cho là phức tạp nhất và người ta chỉ có thể thay tên cho tàu vào ngày 15/8 hàng năm mà thôi.

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top