Các nhà khoa học Mỹ đã quan sát được ở chế độ thời gian thực những thay đổi cấu trúc trong protein bề mặt của virus cúm khi virus cúm tấn công tế bào để tìm cách sinh sôi nảy nở. Phát hiện này mở ra triển vọng phát triển các loại vắc xin có hiệu quả hơn để ngừa cúm.

Theo Tân Hoa Xã, các nhà khoa học Mỹ lần đầu tiên đã quan sát được ở chế độ thời gian thực những thay đổi cấu trúc xảy ra trong protein bề mặt của virus cúm. Hóa ra là protein này có thể vươn rộng ra để với tới được các tế bào chủ được coi là mục tiêu tấn công của virus. Sau đó, protein này co lại và sơ đồ vươn ra co lại lặp đi lặp lại từ 5 đến 10 lần mỗi giây.


Việc protein bề mặt của virus cúm thay đổi cấu trúc liên tục khiến các kháng thể của các tế bào chủ bị nhiễu loạn thông tin không nhận dạng được virus - (Ảnh: Global Look Press).

Phát hiện này sẽ cho phép các nhà khoa học hiểu rõ thêm về virus cúm và phát triển các loại vắc xin có hiệu quả hơn để ngừa cúm. Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học ở Đại học Tufts, Mỹ, protein vươn ra trên bề mặt của virus phải nhằm gắn kết virus vào màng tế bào và sau đó hợp nhất virus với tế bào. Như vậy, các phần của virus thâm nhập được vào bên trong tế bào và virus sử dụng các cơ chế tế bào để sinh sôi nảy nở.

Được biết, protein nói trên có tên là hemagglutinin. Hemagglutinin (HA) là glycoprotein kháng nguyên được tìm thấy trên bề mặt của virus cúm (cũng như là những loại vi khuẩn và virus khác) có nhiệm vụ kết nối virus với tế bào chủ.

Từ lâu, cách thức này đã là một khuôn mẫu cho các cơ chế hoạt động của các loại virus khác. Protein hemagglutinin được kích hoạt bằng cách tương tác với tế bào chủ. Việc protein hemagglutinin có thể giãn ra và co lại nhiều lần mang lại cho virus cúm một lợi thế rất lớn. Ví dụ, các kháng thể của các tế bào chủ bị rối trí với một sơ đồ hoạt động như vậy khiến chúng không thể xác định được virus.

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top