Một hóa thạch mới được mô tả, rộng gần một mét, có lẽ thuộc về một con khủng long chân thằn lằn.
Theo báo cáo của một nhóm nghiên cứu quốc tế trên Peerj ngày 24/7, hóa thạch một bàn chân khủng long rộng gần một mét, được khai quật 20 năm trước từ đá bùn ở phía đông bắc Wyoming, là hóa thạch lớn nhất được phát hiện cho đến nay.
Con khủng long mới này có lẽ dài khoảng 30m.
Phần còn lại của bộ xương khủng long này vẫn chưa nhận diện được, nhưng kích cỡ và hình dạng của xương bàn chân cho thấy rằng nó từng thuộc về một con khủng long chân thằn lằn. Những con thú ăn cỏ cổ dài này sống khoảng 150 triệu năm trước, vào Kỷ Jura muộn.
Đồng tác giả nghiên cứu David Burnham, một nhà cổ sinh vật học đến từ Viện Đa dạng sinh học Đại học Kansas và Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở Lawrence, cho hay: “Loài vật này rất to lớn”. Ông ước tính rằng con khủng long mới – được đặt biệt danh là Chân To – có lẽ dài khoảng 30m, hoặc xấp xỉ chiều dài của cá voi xanh.
Trong kỉ Jura muộn, khủng long chân thằn lằn ở Bắc Mĩ sinh sống tại nhiều vùng mà hiện giờ là Colorado, Utah và phía nam Wyoming. Burnham cho biết, những vụ khai quật về Chân To ở đông bắc Wyoming cho thấy khủng long chân thằn lằn đã sinh sống ở đây lâu hơn so với suy nghĩ lúc trước.
Post a Comment