Các cụ vẫn bảo "mèo già hóa cáo", nhưng hóa ra hươu già đi cũng thành... yêu tinh.

Là một trong những loài lớn nhất trong họ hươu nai, hươu Bắc Mỹ gần như không có đối thủ ngoài tự nhiên. Kẻ thù nguy hiểm nhất của chúng đến thời điểm hiện tại chính là con người.

Con người với vũ khí và chiến thuật đã trở thành những sinh vật đứng đầu chuỗi thức ăn, thậm chí gây đe doạ đến sự tồn tại của nhiều sinh vật khác. Tuy nhiên theo một nghiên cứu mới đây, hươu Bắc Mỹ - mà cụ thể hơn là hươu cái - sống càng lâu, chúng sẽ gần như không sợ bất kỳ mối đe dọa nào từ con người.

Hươu càng già càng khôn.
Hươu càng già càng khôn.

Bên ngoài tự nhiên, nếu bạn thấy một con hươu già thì nhiều khả năng ấy sẽ là hươu cái, vì hươu đực hiếm khi sống quá 5 năm do con người săn đuổi lấy sừng. Và lũ hươu cái ấy, càng sống lâu chúng càng biết cách lẩn trốn và phân biệt được từng loại vũ khí mà các thợ săn sử dụng. Và nếu sống đến 10 năm, có thể nói thợ săn loài người đừng mơ chạm được đến chúng.

Các nhà nghiên cứu cho biết, họ muốn hiểu được lý do vì sao nhiều cá thể hươu cái có thể sống được rất lâu. Có 2 giả thuyết được đưa ra: do sự chọn lọc của thợ săn - chủ yếu săn hươu đực và hươu khỏe; hay do khả năng thích nghi sau nhiều năm bị săn đuổi.

Sau vài năm quan sát một đàn hươu tại Canada, họ đã có được kết luận. Trong đó, cùng với việc liên tục chịu áp lực săn đuổi từ thợ săn, chúng cũng học được các bước di chuyển phù hợp với để lẩn tránh nguy hiểm.

Thoáng thấy bóng thợ săn ở xa, chúng sẽ trốn tiệt.
Thoáng thấy bóng thợ săn ở xa, chúng sẽ trốn tiệt.

Sống càng lâu, lũ hươu sẽ nhận ra rằng chúng di chuyển càng ít, khả năng bị tấn công và bị phát hiện càng cao. Chúng cũng hình thành một số thói quen phù hợp với độ rủi ro của từng khu vực chúng đã đi qua.

Đáng chú ý, chúng thậm chí còn phân biệt được loại vũ khí con người sử dụng - bao gồm súng và cung tên. Ví dụ vào thời điểm các thợ săn thường dùng cung - vũ khí đòi hỏi thợ săn phải đến gần, lũ hươu sẽ có xu hướng quanh quẩn ở những vùng địa hình hiểm trở. Còn đối với súng, chúng sẽ tránh các khu vực đường quốc lộ, ẩn nấp tại các vùng xa xôi, khó tiếp cận.

Nhưng không chỉ dựa trên khoảng thời gian, các chuyên gia cho rằng chúng còn dựa vào hành vi của thợ săn để đoán vũ khí họ sử dụng. Ví dụ khi dùng súng, thợ săn có xu hướng di chuyển chậm lại trên đường để quan sát, và có vẻ như lũ hươu đã học được điều đó.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học PLOS ONE.

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top