Một ngôi sao được phát hiện trong Ngân Hà cách Trái Đất 12.000 năm ánh sáng. Nó có khối lượng gấp 10 lần với phát ra mức năng lượng gấp 20.000 so với Mặt Trời. Ngôi sao này đã làm đau đầu các nhà khoa học trong hơn một thập kỷ qua.
Ngôi sao phát ra ánh sáng màu cam sáng ở giữa hình ảnh này, hình được chụp bởi Kính Viễn vọng Không gian Spitzer của NASA. Bao xung quanh nó là một đám mây giàu vật chất hóa học có màu xanh lục sặc sỡ. Các nhà khoa học vẫn không biết được rằng, đây là một ngôi sao già hay trẻ?
Các bằng chứng ban đầu cho rằng đây là một ngôi sao già, đang trong giai đoạn cuối của đời mình. Các nhà khoa học quan sát qua thiết bị thu bức xạ, nguồn sóng vô tuyến và nhận thấy rằng nó đang ở tuổi về chiều.
Hình ảnh ngôi sao IRAS 19312+1950 được bao quanh bởi các đám mây vật chất. Tuổi đời của ngôi sao này vẫn còn là một điều bí ẩn. (Ảnh: NASA.)
Tuy nhiên, các đám mây bao xung quanh nó là bằng chứng cho thấy nó là một ngôi sao trẻ. Khi quan sát qua bước sóng hồng ngoại bởi thiết bị thu nhận hồng ngoại trong kính Spitzer, sự hoạt động sôi nổi của nó cho thấy rằng nó còn rất trẻ.
Quan sát qua ánh sáng hồng ngoại có thể nhìn xuyên qua được những gì mà lớp mây phía trước đang che khuất, từ đó có thể quan sát được những chi tiết mà trước đó chúng ta chưa biết đến. Các đám mây sẽ sụp đổ vào lõi của một ngôi sao, và từ đó tạo nên một ngôi sao.
"Thật thú vị khi ngắm nhìn ngôi sao này, nó thật đầy lôi cuốn. Ngôi sao này tiết lộ cho chúng ta những hiểu biết mới về vòng đời của một ngôi sao", nhà hóa học thiên văn Steven Charnley tại Viện nghiên cứu Goddard của NASA, là đồng tác giả của bài nghiên cứu, cho biết trên Tạp chí Astrophysical.
Post a Comment