Cốc, dĩa, dao, nĩa, hộp đựng thức ăn nhanh bằng nhựa ... đã bị cấm bán tại Pháp nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường. Luật cấm này bắt đầu có hiệu lực từ tháng trước và ngay lập tức nó vấp phải làn sóng phản đối đến từ người tiêu dùng cũng như những công ty sản xuất đồ nhựa.

Người dùng không thể mua, các công ty sản xuất không thể bán và chính phủ Pháp còn yêu cầu đến năm 2020, các công ty sản xuất đồ nhựa tiện lợi phải thay đổi công nghệ nhằm đảm bảo tất cả những chiếc đĩa, cốc ... bán ra tại Pháp phải được làm bằng các vật liệu gốc sinh học và có thể phân hủy sinh học.

Túi đựng bằng nhựa (túi nilon) đã bị cấm sử dụng tại Pháp kể từ tháng 7 năm nay và nhiều quốc gia khác cũng như một số tiểu bang tại Mỹ cũng đã thực hiện lệnh cấm tương tự. Tuy nhiên, các đồ dùng tiện lợi như cốc, dĩa, thìa, dao ... bằng nhựa thì chưa nước nào ban hành lệnh cấm. Lệnh cấm nói trên bắt nguồn từ hội nghị về các tác động nóng lên toàn cầu do Pháp đăng cai tổ chức vào năm ngoái và Đảng xã hội Pháp đã thúc đẩy các nhà cầm quyền phải hành động để Pháp trở thành nước đi đầu về hoạt động cải tạo môi trường.

Lệnh cấm này tác động không nhỏ đến thói quen sinh hoạt của mọi người.
Lệnh cấm này tác động không nhỏ đến thói quen sinh hoạt của mọi người.

Trong khi nhiều tổ chức sinh thái ủng hộ đạo luật này với hy vọng các quốc gia khác sẽ hưởng ứng thì cũng có nhiều ý kiến trái chiều. Đa phần các ý kiến này cho rằng lệnh cấm sẽ ảnh hưởng đến người tiêu dùng và nó cũng vi phạm các đạo luật về tự do mậu dịch hàng hóa được Liên minh châu Âu (EU) ban hành.

Thử tưởng tượng bạn sống ở Pháp, khi ra ngoài thì không thể nào mua những món ăn nhanh bảo quản trong hộp nhựa, đi dã ngoại cũng không mua được cốc dĩa nhựa để nhậu đồ nướng và dân văn phòng cũng gặp không ít khó khăn bởi những chiếc máy pha café tự động không còn nhả ra cả café lẫn cốc như mọi khi .... Nói chung lệnh cấm này tác động không nhỏ đến thói quen sinh hoạt của mọi người.

Nếu các quốc gia khác hưởng ứng và ban hành lệnh cấm tương tự thì nhiều doanh nghiệp sẽ lâm vào thế khó. Pack2Go Europe - một tổ chức có trụ sở tại Brussels, Bỉ, đại diện cho các nhà sản xuất sản phẩm đóng gói cho biết họ sẽ đấu tranh tới cùng. Eamonn Bates - tổng thư kí thuộc tổ chức Pack2Go Europe cho biết: "Chúng tôi đang cố gắng thuyết phục Ủy ban châu Âu làm đúng và đưa ra các hành động pháp lý vì Pháp đã vi phạm luật châu Âu. Nếu họ không thể, chúng tôi sẽ làm!".

Lệnh cấm ban đầu được đề xuất bởi Đảng môi trường Europe Ecologie-Greens Party và được các nhà làm luật Pháp tiếp nhận với mục tiêu giảm tiêu thụ năng lượng và rác thải từ ngành công nghiệp xử lý nhựa cũng như các tác động ô nhiễm gây ra bởi rác thải bằng nhựa.

Lệnh cấm đã có hiệu lực và cho dù là một chiếc đĩa hay một con dao bằng nhựa cũng không được bán.
Lệnh cấm đã có hiệu lực và cho dù là một chiếc đĩa hay một con dao bằng nhựa cũng không được bán.

Các nhà sinh thái học muốn lệnh cấm được đưa ra sớm nhất là vào năm 2017 nhưng bị hoãn lại đến năm 2020 bởi bộ trưởng bộ môi trường của Pháp - Segolene Royal ban đầu phản đối đạo luật này. Royal cho rằng đây là một đạo luật trái với xã hội và lý luận rằng nhiều gia đình sẽ gặp khó khăn về tài chính khi phải sử dụng các bộ đồ ăn làm bằng vật liệu tái chế.

Lệnh cấm đã có hiệu lực và cho dù là một chiếc đĩa hay một con dao bằng nhựa cũng không được bán trừ khi chúng được làm bằng các vật liệu gốc sinh học có thể được phân hủy thành các dạng chất thải sinh hoạt hữu cơ.

Eamonn Bates cho rằng không có bằng chứng nào cho thấy những bộ đồ ăn được làm bằng vật liệu phân hủy sinh học có lợi ích môi trường hơn và không một sản phẩm nhựa sinh học nào có có thể phân hủy thành chất thải sinh hoạt hữu cơ.

Bates cho rằng lệnh cấm "sẽ khiến người dùng hiểu rằng họ có thể thoải mái để lại rác thải là đồ dùng bằng nhựa sinh học tại vùng ngoại ô sau khi sử dụng bởi chúng dễ dàng phân hủy sinh học trong môi trường thiên nhiên. Điều này thật vô nghĩa! Nó thậm chí còn khiến vấn đề trở nên tồi tệ hơn".

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top