Dấu hiệu Full Moon (Trăng tròn) một lần trong mỗi tháng là thời điểm mà chúng ta có thể nhìn nhận lại rõ ràng mọi việc xung quanh. Trong văn hóa và lịch sử, trăng tròn có một ý nghĩa nữa, đó là những sự thay đổi từ tháng này sang tháng khác trong một năm.
Mỗi Full Moon đều khuấy động cảm xúc của chúng ta và mỗi Full Moon trong mỗi tháng đều có những cái tên và các tính chất khác nhau. Nhiều tên gọi của Full Moon có niên đại từ thời các bộ tộc cổ xưa - những người dựa vào các kỳ trăng tròn để theo dõi mùa màng, thu hoạch. Mỗi tên gọi của Full Moon được tạo ra bởi nhiều nền văn hóa khác nhau trên khắp thế giới. Hầu như, các kỳ Full Moons đều có nhiều hơn một tên gọi – trong đó có tên gọi được sử dụng rộng rãi hơn các tên khác.
Mỗi tháng sẽ có một ngày trăng tròn - Full Moon
Thực tế, một mặt của mặt Trăng phải đối diện với hành tinh, mặt còn lại luôn nằm trong bóng tối. Và trên thực tế, hầu hết thời gian "trăng tròn" sẽ không tròn hoàn toàn. Chỉ khi mặt trăng, Trái đất và Mặt trời nằm thẳng hàng nhau thì lúc đó mặt trăng mới thực sự tròn 100% và sự thẳng hàng đó sẽ xuất hiện hiện tượng nguyệt thực. Đôi khi - rất hiếm khi - có hai lần trăng tròn trong một tháng (hoặc bốn lần trong một mùa, còn tùy thuộc vào cách quan sát của bạn). Hiện tượng hiếm gặp này đã xuất hiện vào ngày 21 tháng 05 năm nay.
Trăng tròn Full Moon tiếp theo sẽ là Trăng Trung Hoạch (Harvest Moon) sẽ xuất hiện vào ngày mai - thứ Sáu ngày 16 tháng 9. Trong khi đó, Full Moon sẽ thấy được rõ nhất vào lúc 3:05 chiều theo giờ địa phương (1905 GMT), mặt trăng sẽ tròn nhất trong chiêm tinh thông thường trước một ngày và sau ngày chính thức một ngày. Trăng Trung Hoạch được biết đến với tên gọi Trăng "hoa cúc Chrysanthemum" trong văn hóa của người Trung Quốc. Trăng Trung Hoạch xảy ra vào tháng Chín trùng với một hiện tượng "nguyệt thực nửa tối" (penumbral lunar eclipse) - sẽ quan sát được ở châu Âu, châu Phi, châu Á, Úc và các khu vực Tây Thái Bình Dương.
Lịch trăng tròn năm 2016
Mỗi nước có nền văn hóa khác nhau nên cách đặt tên cho mỗi định kỳ trăng tròn cũng khác nhau. Những cái tên đó thường được bằng tên gọi của những hiện tượng xảy ra trong tháng. Danh sách Niên giám dành cho nông dân (Farmer's Almanac) đã liệt kê ra một vài cái tên và giải thích một số thay đổi về những tên đó nhưng nhìn chung, những cái tên này được sử dụng ở các bộ lạc người Algonquin từ phía tây Tân Anh (New England) đến Hồ Thượng (Lake Superior). Những người đến định cư ở châu Âu vẫn lưu giữ phong tục tập quá riêng của họ, đồng thời cũng tạo ra một số tên mới.
Dưới đây là lịch trăng tròn năm 2016, theo NASA:
- Ngày 23 tháng Một: The Wolf Moon (Trăng Sói). Mặt Trăng Sói xảy ra vào thời gian ta có thể nghe thấy tiếng tru của bầy sói đang trong cơn đói vào giữa mùa đông.
- Ngày 22 tháng Hai: The Snow Moon (Trăng Tuyết). Mặt Trăng Tuyết xảy ra vào mùa đông tháng Hai, khi tuyết rơi nặng nhất. Đây cũng là lúc việc săn bắn trở nên khó khăn, vì vậy nó còn được biết với cái tên Hunger Moon (Trăng Đói Khát)
- Ngày 23 tháng Ba: The Worm Moon (Trăng Giun). Mặt Trăng Sâu xảy ra vào lúc nhiệt độ bắt đầu tăng dần và ấm lên, mặt đất trở nên tươi xốp, những con giun đất bắt đầu xuất hiện trở lại. Tên gọi thay thế: Sap Moon (Trăng Nhựa Sống) hay Crow Moon (Trăng Quạ).
- Ngày 22 tháng Tư: The Pink Moon (Trăng Hồng). Mặt Trăng Hồng là khi mà các loài hoa dại bắt đầu đua nở sắc hồng. Các tên gọi khác: Grass Moon (Trăng Cỏ), Egg Moon (Trăng Trứng), hay Fish Moon (Trăng Cá).
- Ngày 21 tháng Năm: The Flower Moon (Trăng Hoa). Mặt Trăng Hoa khi vô số các loài hoa bắt đầu nở rộ trong tháng này. Tên gọi thay thế: The Corn Planting Moon (Trăng Trồng Ngô) hay Milk Moon (Trăng Sữa).
- Ngày 20 tháng Sáu: The Strawberry Moon (Trăng Dâu). Mặt Trăng Dâu là thời điểm bộ tộc bản xứ châu Mỹ Algonquin đổ xô đi hái những quả dâu chín mọng. Tên gọi thay thế: The Honey Moon (Trăng Mật), Rose Moon (Trăng Hoa Hồng), hay Hot Moon (Trăng Nóng).
- Ngày 20 tháng 7: The Buck Moon (Trăng Hươu) hay Thunder Moon (Trăng Sấm Sét). Mặt Trăng Hươu là khi các chú hươu, nai bắt đầu mọc sừng mới. Tên gọi thay thế: Thunder Moon (Trăng Sấm Sét – vì hay xuất hiện những cơn bão sấm sét), hay Hay Moon (Trăng Rơm).
- Ngày 21 tháng 8: The Sturgeon Moon (Trăng Cá Tầm). Trăng Cá Tầm được đặt tên dựa vào khoảng thời gian khi các bộ lạc bản địa Châu Mỹ có thể bắt cá dễ dàng. Tên gọi thay thế: Green Corn Moon (Trăng Ngô Xanh), Red Moon (Trăng Đỏ), Grain Moon (Trăng Ngũ Cốc).
- Ngày 16 tháng 9: Harvest Moon (Trăng Thu Hoạch). Thời điểm Full Moon gần nhất với Thu Phân và có thể xảy ra vào tháng 9 hay tháng 10, hay Barley Moon (Trăng Lúc Mạch).
- Ngày 16 tháng 10: The Hunter's Moon (Trăng Của Thợ Săn). Trăng của Thợ Săn là lúc những bộ lạc châu Mỹ bản xứ bắt đầu đi săn bắt và tích trữ lương thực cho mùa đông.
- Ngày 14 tháng 11: The Beaver Moon (Trăng Hải Ly). Được đặt tên theo thời gian, khi người Mỹ bản địa đặt bẫy những con hải ly trước khi nước bắt đầu đóng băng toàn bộ, đó cũng là thời gian hải ly bắt đầu chuẩn bị cho mùa đông.
- Ngày 13 tháng 12: The Cold Moon (Trăng Lạnh). Trăng của tháng 12 được đặt tên theo tháng chính giữa của mùa đông, khi mà cảm nhận được cái lạnh thực sự và thời gian đêm trở nên dài và tối hơn.
Ngoài ra còn có tên Trăng tròn (Full Moon). Người bản địa Mỹ thường gọi chúng bằng những cái tên khác nhau. Trong cuốn sách "This Day in North American Indian History" (tạm dịch: Ngày này trong lịch sử của người Mỹ bản địa) được xuất bản bởi nhà xuất bản Da Capo vào năm 2002, tác giả Phil Konstantin đã liệt kê hơn 50 tên thổ dân châu Mỹ và tên gọi của hiện tượng Trăng Tròn. Phil Konstantin cũng đã liệt kê nó trên trang web cá nhân AmericanIndian.net.
Nhà thiên văn học nghiệp dư Keith Cooley có một danh sách tóm tắt ngắn gọn về tên gọi các trăng theo những nền văn hóa khác nhau, trong đó bao gồm của người Trung Quốc và người Celtic trên trang web của ông. Ví dụ:
Tên các mặt trăng người Trung Quốc
- Tháng Một : Trăng Kỳ Nghỉ (Holiday Moon)
- Tháng Hai : Trăng Đâm Chồi (Budding Moon)
- Tháng Ba : Trăng Ngủ Say (Sleepy Moon)
- Tháng Tư : Trăng Mẫu Đơn (Peony Moon)
- Tháng Năm : Trăng Rồng (Dragon Moon)
- Tháng Sáu : Trăng Hưởng Lạc (Lotus Moon)
- Tháng Bảy : Trăng Ma Đói (Hungry Ghost Moon)
- Tháng Tám : Trăng Thu Hoạch (Harvest Moon)
- Tháng Chín: Trăng Đài cúc (Chrysanthemum Moon)
- Tháng Mười : Trăng Thân Ái (Kindly Moon)
- Tháng Mười Một : Trăng Trắng (White Moon)
- Tháng Mười Hai : Trăng Đắng (Bitter Moon)
Họ thường đặt tên trăng theo dấu hiệu của các mùa trong tháng, vì vậy Trăng Thu Hoạch (Harvest Moon) xảy ra vào cuối vụ mùa - tháng chín và Trăng Lạnh (Cold Moon) để miêu tả cái giá lạnh trong tháng Mười Một. Đó là cách hoạt động của mặt trăng ở Bắc bán cầu.
Ở Nam bán cầu, nơi mà thời gian các mùa có sự thay đổi, Harvest Moon (Trăng Thu Hoạch) thường xảy ra vào tháng Ba và Cold Moon (Trăng Lạnh) là tháng Sáu. Theo trang Earthsky.org, dưới đây là những cái tên phổ biến được dùng gọi mặt trăng nằm phía nam đường xích đạo:
- Tháng Giêng: Trăng Rơm (Hay Moon), Trăng Hươu (Buck Moon), Trăng Sấm Sét (Thunder Moon), Trăng Cỏ (Mead Moon).
- Tháng Hai (giữa mùa hè): Trăng Ngũ Cốc (Grain Moon), Trăng Cá Tầm (Sturgeon Moon), Trăng Đỏ (Red Moon), Trăng Ngô (Corn Moon).
- Tháng Ba : Trăng Thu Hoạch (Harvest Moon), Trăng Ngô (Corn Moon).
- Tháng Tư: Trăng Thu Hoạch (Harvest Moon), Trăng của Thợ Săn (Hunter's Moon), Trăng Máu (Blood Moon).
- Tháng Năm: Trăng của Thợ Săn (Hunter's Moon), Trăng Hải Ly (Beaver Moon), Trăng Rét (Frost Moon).
- Tháng Sáu: Trăng Sồi (Oak Moon), Trăng Lạnh (Cold Moon), Trăng của Đêm Dài Long (Night's Moon).
- Tháng Bảy: Trăng Sói (Wolf Moon), Trăng Già (Old Moon), Trăng Băng (Ice Moon).
- Tháng Tám: Trăng Tuyết (Snow Moon), Trăng Bão (Storm Moon), Trăng Đói Khát (Hunger Moon), Trăng Sói (Wolf Moon).
- Tháng Chín: Trăng Sâu (Worm Moon), Trăng Chay (Lenten Moon), Trăng Quạ (Crow Moon), Trăng Đường (Sugar Moon), Trăng Nhựa Sống (Sap Moon).
- Tháng Mười: Trăng Trứng (Egg Moon), Trăng Cá (Fish Moon), Trăng Hồng (Pink Moon), Trăng Đi Bộ (Waking Moon).
- Tháng Mười Một: Trăng Ngô (Corn Moon), Trăng Sữa (Milk Moon), Trăng Hoa (Flower Moon).
- Tháng Mười Hai: Trăng Dâu (Strawberry Moon), Trăng Mật (Honey Moon), Trăng Hoa Hồng (Rose Moon).
Các giai đoạn khác nhau
Mặt trăng có dạng hình cầu và thời gian để đi vòng quanh Trái Đất một vòng mất 27,3 ngày. Nó cũng mất 27 ngày để Mặt Trăng quay quanh trục của nó. Vì vậy, mặt trăng thường có các mặt giống nhau, ở đó không có riêng "mặt tối" của mặt trăng. Khi mặt trăng xoay quanh Trái đất, nó được chiếu sáng từ những góc độ ánh sáng khác nhau từ mặt trời. Trung bình, mặt trăng chỉ xuất hiện khoảng 50 phút mỗi ngày - nghĩa là nó có thể xuất hiện trong thời gian ban ngày và vào những thời gian khác vào ban đêm.
Dưới đây là các giai đoạn chuyển động của mặt trăng:
- Trăng non (New Moon) - mặt trăng nằm giữa Trái đất và Mặt trời vì vậy các mặt của Mặt trăng hướng tới chúng ta không nhận được ánh sáng mặt trời và nó chỉ được chiếu sáng bằng tia ánh sáng mờ ảo từ mặt trời được phản chiếu từ Trái đất.
- Vài ngày sau, khi mặt Trăng di chuyển xung quanh Trái Đất, mặt chúng ta có thể nhìn thấy dần dần sáng hơn do bởi ánh sáng mặt trời. Mảnh mỏng này được gọi làlưỡi liềm (waxing crescent).
- Một tuần sau Trăng non, mặt trăng di chuyển khoảng 90 độ từ mặt trời và được chiếu sáng một nửa từ điểm mà chúng ta đứng quan sát, thứ đó chúng tôi gọi bán nguyệt (first quarter) bởi vì nó chỉ là một phần đường xoay xung quanh Trái Đất.
- Một vài ngày sau đó, khu vực được chiếu sáng của mặt trăng tiếp tục tăng. Hơn nửa bề mặt của mặt trăng được chiếu ánh sáng. Giai đoạn này gọi là trăng khuyết(waxing gibbous).
- Khi mặt trăng đã di chuyển 180 độ từ vị trí của trăng non, mặt trời, Trái Đất và Mặt trăng nằm trên một đường thẳng. Đĩa quay của mặt trăng gần như có thể được mặt trời chiếu sáng toàn bộ, vì vậy được gọi là hiện tượng trăng tròn (Full Moon).
- Tiếp theo, mặt trăng lại di chuyển đến hơn nửa bề mặt nhận được ánh sáng mặt trời nhưng số lượng ánh sáng đó lại giảm. Đây gọi là giai đoạn khuyết cuối tháng (waning gibbous).
- Vài ngày sau, mặt trăng đã di chuyển được hết một phần tư quãng đường xung quanh Trái đất, tiến đến vị trí bán nguyệt (third quarter). Ánh sáng của mặt trời bây giờ đã chiếu sáng sang nửa khác của bề mặt mặt trăng.
- Tiếp đó, mặt trăng di chuyển đến giai đoạn lưỡi liềm già (waning crescent), ít hơn một nửa bề mặt nhận được ánh sáng và bề mặt mặt trăng lại tiếp tục giảm.
- Cuối cùng, mặt trăng di chuyển đến vị trí xuất phát ban đầu. Bởi vì quỹ đạo mặt trăng không nằm hoàn toàn trong cùng mặt phẳng như quỹ đạo của Trái đất quanh quanh mặt trời, rất hiếm khi chúng nằm thẳng hàng. Mặt trăng thường nằm thấp hơn hoặc cao hơn mặt trời tính từ điểm "mấu chốt", nhưng đôi khi nó lại nằm ngay phía trước mặt trời và lúc đó lại xuất hiện hiện tượng nguyệt thực.
Các giai đoạn của mặt trăng và sự khác biệt giữa lưỡi liềm già và lưỡi liềm hay giai đoạn khuyết. (Nguồn ảnh: Karl Tate, SPACE.com).
Mỗi Full Moon đều có thể tính được chính xác thời điểm xảy ra - điều này có thể hoặc không thể đúng với thời gian mặt trăng xuất hiện tại nơi bạn sinh sống. Vì vậy, Full Moon có thể sớm hơn hoặc muộn hơn vài giờ so với giờ thực tế. Mặc dù có đầy đủ những dụng cụ kỹ thuật nhưng một kính thiên văn thông thường sẽ không quan sát được hiện tượng đặc biệt này. Thực tế, mặt trăng nhìn sẽ gần giống nhau trong hai đêm liên tiếp sau khi xảy ra hiện tượng trăng tròn.
Post a Comment