Nhỏ hơn hạt cát 100 lần, phần đầu và đuôi làm bằng vàng, phần thân bằng nickel, nối với nhau bởi bạc, có thể mang thuốc chui vào trong mạch máu, "bơi" như cá tới những bị trí chính xác trong cơ thể để phục vụ chữa bệnh. Đó chính là đặc điểm và mục đích của con cá kim loại kích thước nano mà các nhà nghiên cứu tại Đại học California vừa phát triển thành công. Câu hỏi đặt ra duy nhất bây giờ là làm sau lấy con cá ra khỏi cơ thể sau khi xài và nhóm nghiên cứu cho biết, đang phát triển một phiên bản khác với khả năng phân hủy sau khi đã hết giá trị sử dụng.
Nhóm nghiên cứu cho biết phần thân của cá được ghép từ 2 mảnh nickel, 2 đầu được nối với 2 mảnh vàng hoạt động như phần đầu và vây đuôi của cá. Tất cả các chi tiết được nối với nhau bởi những mảnh bạc, mỗi chi tiết dài khoảng 800 nano mét. Với phần thân bằng kim loại thì chúng ta cũng dễ đoán rằng con cá sẽ hoạt động dựa trên từ trường. Khi đặt đưa con cá vào từ trường dao động, phần làm bằng nickel sẽ chuyển động qua lại, khiến cho phần đầu và đuôi bị vẩy lên, tạo nên chuyển động đẩy con cá đi về phía trước. Tốc độ và hướng di chuyển có thể được điều khiển bằng cách thay đổi lực và hướng của từ trường. Được biết nhóm nghiên cứu đang nghiên cứu khả năng áp dụng con cá vào lĩnh vực y học.
Tốc độ và hướng di chuyển có thể được điều khiển bằng cách thay đổi lực và hướng của từ trường.
Họ cho biết: "Chúng tôi tin rằng con cá có thể hữu dụng cho việc đưa thuốc tới những vị trí phức tạp trên cơ thể mà không cần phẫu thuật xâm lấn. Chỉ cần cài một con cá vào trong tế bào duy nhất, sau đó dùng từ trường bên ngoài để điều khiển trực tiếp con cá". Nhận định về nghiên cứu này, nhà nghiên cứu Justin Gooding tại Đại học New South Wales ở Úc cho rằng: "Đây là một ý tưởng thú vị. Nhiều nhóm trước đây đã nghiên cứu thiết bị đưa thuốc vào trong cơ thể. Tuy nhiên, một thiết bị vận chuyển thuốc chủ động mới chỉ được nghiên cứu gần đây và công trình lần này là đã chứng minh cách làm này là hoàn toàn khả thi".
Trên thực tế, trước giờ đã có nhiều nhà nghiên cứu tìm cách phát triển thiết bị nano, robot siêu nhỏ để không chỉ đưa thuốc mà thậm chí còn phẫu thuật ngay bên trong cơ thể người. Ý tưởng về thiết bị tự hoạt động không phải là chưa có nhưng phần lớn đều sử dụng kiểu di chuyển lấy cảm hứng từ đuôi xoắn của loài vi khuẩn. Và lần này, các thử nghiệm đã chứng minh rằng cách di chuyển như của con cá nano là hiệu quả hơn. Tuy nhiên, câu hỏi lớn nhất vẫn còn tồn đọng chính là làm sao lấy con cá ra khỏi cơ thể sau khi xài xong? Nhóm trả lời rằng họ đang phát triển phiên bản con cá nano có thể phân hủy để những thành phần kim loại không bị dính vào trong cơ thể sau khi dùng.
Post a Comment