Phải thông tin rằng việc thực hiện đêm Chung kết The Face được truyền hình trực tiếp là phần “sáng tạo” thêm của nhà tổ chức ở Việt Nam (so với phiên bản gốc vẫn là quay trước với những thử thách để tìm ra quán quân như các tập trước). Đây cũng là nỗ lực của đơn vị thực hiện chương trình trong việc mang The Face đến gần hơn với khán giả và tạo ra những phần thi thố thật hơn, trực tiếp và sống động hơn.

Tuy nhiên chính vì việc tự tạo ra đêm chung kết riêng và có lẽ cũng được bật đèn xanh trong việc thay đổi format nên cũng chính đơn vị tổ chức đã tạo ra một đêm thi chung kết “độc nhất vô nhị” khi gom hết các phần thi của nhiều cuộc thi khác nhau vào trong một chương trình và buộc các thí sinh phải “diễn trò hề” trên sân khấu.

Các thí sinh phải trả lời phần thi ứng xử như trong một cuộc thi hoa hậu.

Đầu tiên là màn chào sân và khép lại chương trình với việc trình diễn thời trang qua những bộ trang phục được thiết kế ấn tượng, phần trình diễn này có thể chấp nhận vì nhu cầu của chương trình là để tìm kiếm những người mẫu sáng giá tương lai, mà người mẫu thì không thể nào không biết catwalk.

Nhưng rồi sau đó, lần lượt các phần thi tiếp theo dần gây hoang mang, ngạc nhiên và sau đó là bất bình khó hiểu với lựa chọn và cách thực hiện của Ban tổ chức: phần thi chụp hình selfie với sản phẩm của nhà tài trợ (mà sau đó bị phát hiện ra những tấm hình selfie đã được thực hiện từ trước), phần thi ứng xử gây liên tưởng đến các cuộc thi Hoa hậu và đỉnh điểm là phần thi khiêu vũ chẳng khác gì đây đang là cuộc thi "So you think you can dance" hay "Bước nhảy hoàn vũ".

Hình ảnh chụp "tự sướng" không hề ăn nhập gì khi nhân vật chính đang cột tóc, trong khi ảnh trên màn hình lại xõa tóc.

Các thí sinh Gương mặt thương hiệu phải thể hiện phần thi phối hợp với màn hình led hệt như đang thi "So you think you can dance".

Công bằng mà nói thì cả 4 thí sinh đều thể hiện sự thông minh lẫn khả năng, bản lĩnh qua từng thử thách được đưa ra trong đêm chung kết. Và nếu nhìn vào những màn thể hiện của họ, có thể xem đêm chung kết đã diễn ra tương đối trọn vẹn. Nhưng đó là trọn vẹn ở những gì diễn ra, còn về cách tổ chức chương trình thì thật sự đêm Chung kết The Face - Gương mặt thương hiệu là một bước thụt lùi khi không đạt được những kỳ vọng của khán giả.

Sự thất vọng đó nằm ở kết cấu chương trình lõng lẽo, rời rạc (với việc đan xen phần trình diễn của các ca sĩ mà mỗi người lại là một màn trình diễn riêng không liên quan gì nhau), các phần thi dù được lý giải về “công dụng” khá tỉ mỉ nhưng rõ ràng vẫn không thuyết phục được dư luận về việc liệu một người chiến thắng cuộc thi tìm kiếm đại diện cho các thương hiệu thì vì sao lại cần phải biết khiêu vũ, biết uốn éo chụp hình selfie...?

Một phần thi hệt "Bước nhảy hoàn vũ" của các thí sinh Gương mặt thương hiệu 2016.

Và sau cùng, như mọi cuộc thi khác, việc lộ kết quả đêm chung kết với nhiều đồn đoán ngay từ đầu rằng chắc chắn sẽ là 1 thí sinh của Hồ Ngọc Hà dành chiến thắng cũng ít nhiều khiến khán giả bớt đi sự hào hứng với chương trình.

Gương mặt thương hiệu mùa đầu tiên tại Việt Nam đã tìm ra được người chiến thắng là Phí Phương Anh – một sự lựa chọn tương đối an toàn và hợp ý nhiều người. Nhưng chắc chắn một mùa thi đầu tiên còn quá nhiều “hạt sạn” vẫn là điều mà nhà tổ chức cần xem xét để có thể hoàn thiện hơn trong những mùa tiếp theo, nếu chương trình vẫn tiếp tục được thực hiện.

Xem thêm>>> Phí Phương Anh vừa đăng quang, The Face dính nghi án dàn dựng

Thiếu Gia

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top