Mới đây, trong một chuyến đi chơi với người bạn sang Nepal anh Nguyễn Ngọc Quỳnh (Hà Nội) ban đầu không có một kế hoạch hay lên ý tưởng ăn xin nào cả mà anh muốn kiểm tra thử tâm lý của con người về cảm giác hạnh phúc, về tư tưởng cho và nhận.

Thử nghiệm xã hội này được anh Quỳnh thực hiện tại Kathmandu, Nepal. Theo đó, anh đóng giả là một người hành khất và để dưới chân anh một tấm biển có ghi "Tôi hạnh phúc, hãy lấy nếu bạn buồn, hãy cho nếu bạn hạnh phúc". Trong mũ của anh có bỏ 15 tờ 5 Rubi (khoảng 15 ngàn đồng) để ai lấy nếu họ buồn.

Chàng trai Việt giả ăn xin ở Nepal và bất ngờ xảy đến - 1

Anh Quỳnh đóng giả ăn xin ở Nepal.

Chia sẻ với phóng viên, anh Quỳnh cho biết anh đã chọn vị trí ngay cạnh những người hành khất Nepal vào lúc 6h30 sáng. Trong một thời gian ngắn, khoảng 30 phút sau anh đã nhận được 3.000 tờ rubi (khoảng 600 ngàn đồng), trong khi thu nhập của những hành khất khác chỉ khoảng 5-20 rubi.

Điều anh Quỳnh tỏ ra ngạc nhiên đó chính là người dân không lấy tiền trong mũ của anh mà thậm chí còn cho thêm.

Chàng trai Việt giả ăn xin ở Nepal và bất ngờ xảy đến - 2

Anh ngồi cạnh những người hành khất khác.

Hành động của anh thu hút rất đông sự chú ý của người dân, chính vì thế, anh Quỳnh phải "rút lui" để không ảnh hưởng đến giao thông và anh đã dùng số tiền kiếm được chia sẻ cho những người xung quanh, và giữ lại một ít để mua đồ lưu niệm.

Chàng trai Việt giả ăn xin ở Nepal và bất ngờ xảy đến - 3

Chàng trai Việt giả ăn xin ở Nepal và bất ngờ xảy đến - 4

Nhiều người dân cho anh tiền.

Anh chia sẻ: "Khi mình ăn mặc như vậy và ngồi để biển ở trước mặt thì những người ăn xin khác họ thấy lạ lắm. Mình ở Nepal khoảng 15 ngày và có học thêm tiếng Tây Tạng vì tò mò, muốn trải nghiệm một điều gì đó".

Anh Quỳnh cũng bày tỏ rằng, anh không nghĩ hành động của mình lại nhận được nhiều sự quan tâm đến như vậy. Mặc dù có những ý kiến trái chiều và cho rằng giả ăn xin ở Việt Nam chắc khó. Nhưng chàng trai cho biết quan điểm của mọi người không tránh khỏi ý kiến trái chiều, còn thành hay không thành thì phải đi vào thực tế mới biết được.

Chàng trai Việt giả ăn xin ở Nepal và bất ngờ xảy đến - 5

Anh Quỳnh cho lại những người ăn xin khác. (Ảnh: NVCC).

Bên cạnh đó, khi chia sẻ câu chuyện này trên mạng xã hội, anh Quỳnh chỉ muốn thử nghiệm liệu có ai cho có ai sẽ nhận những đồng tiền đó hay không, liệu cho và nhận có trở thành một vòng tuần hay không.

Và câu chuyện của anh được đăng tải đã khiến cộng đồng mạng nhận ra: "Bài học ở đây là, khi cho đi - thì bạn sẽ nhận lại được nhiều hơn".

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top